Dự án nâng cấp QL19: nhiều bất cập cần sớm giải quyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây nguyên (dự án nâng cấp QL19) có chiều dài 143 km, đi qua 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định, tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD (hơn 3.600 tỉ đồng).

Dự án do Ban Quản lý dự án 2 (thuộc Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, thời gian thi công từ tháng 8.2021, dự kiến hoàn thành vào năm 2023 nhưng sau đó được gia hạn thêm.

Quá trình thi công dự án này kéo dài gây nhiều bức xúc cho người dân sống dọc QL19 và các tài xế điều khiển phương tiện giao thông trên tuyến đường này. Kể từ khi dự án được triển khai, đời sống người dân sống ven QL19, đoạn qua H.Tây Sơn (Bình Định), gặp không ít khó khăn; nắng thì bụi mù trời, mưa thì lầy lội. Nhiều đoạn QL19 vừa được nâng cấp cao hơn nhà dân khiến mỗi khi có mưa lại xảy ra tình trạng bùn đất trôi vào nhà.

Cuộc sống của nhiều gia đình ở H.Tây Sơn bị ảnh hưởng do thi công dự án nâng cấp QL19 kéo dài

Cuộc sống của nhiều gia đình ở H.Tây Sơn bị ảnh hưởng do thi công dự án nâng cấp QL19 kéo dài

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, dự án nâng cấp QL19 qua H.Tây Sơn có chiều dài tuyến là 17 km với 1.374 trường hợp bị ảnh hưởng, diện tích đất thu hồi 42.532 m2. Đến nay, UBND H.Tây Sơn đã bàn giao mặt bằng toàn tuyến chính cho chủ đầu tư. Riêng hệ thống điện, H.Tây Sơn đã bàn giao 89/92 vị trí móng trụ, còn 3 trụ nằm trên và dưới cầu Ba La do hộ dân chưa thống nhất giá trị bồi thường nên còn vướng mắc.

Hiện dự án nâng cấp QL19 vẫn chưa được hoàn thành và lộ ra nhiều bất cập. Cụ thể, mặt đường nhiều đoạn nham nhở đầy ổ gà do thi công cầm chừng, một số đoạn thi công dang dở nhưng không tưới nước để bụi bay mù mịt. Ngoài ra, khi làm cầu tạm tại khu vực cầu Ba La, nhà thầu chỉ làm một làn đường nhưng lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên QL19 rất lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã yêu cầu Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 chỉ đạo các nhà thầu khẩn trương khắc phục các tồn tại, trước mắt, tập trung thi công các vị trí đã bàn giao mặt bằng.

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đã đi kiểm tra thực tế tại dự án nâng cấp QL19, đoạn qua H.Tây Sơn. "Tôi thấy có sự phối hợp không tốt. Trong quá trình thi công, đã có phương án, nếu thi công phát sinh gì thì báo cho chính quyền địa phương để có sự phối hợp. Còn đối với chính sách đền bù như thế nào, đó là thẩm quyền của địa phương, tiền dự án vẫn có nhưng địa phương quyết định thì dự án chi trả. Nguyên tắc là làm sao để người dân bị ảnh hưởng có quyền lợi bằng hoặc tốt hơn trước", Thứ trưởng Lâm chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null