Đốt pháo, 'hỷ' và 'họa'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghị định 137/2020 quy định về quản lý và sử dụng pháo chính thức có hiệu lực ngày 1.11.2020 thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

 

Cơ quan chức năng bắt giữ một vụ vận chuyển, mua bán pháo lậu dịp cận tết- Ảnh: Huy Đạt
Cơ quan chức năng bắt giữ một vụ vận chuyển, mua bán pháo lậu dịp cận tết- Ảnh: Huy Đạt


Nhiều người đã tìm hiểu rất kỹ nghị định, thế nhưng vẫn còn không ít trường hợp rất mơ hồ về việc được phép sử dụng pháo hoa như thế nào trong dịp tết, ngày cưới, sinh nhật… để không vi phạm.

Mới đây, đêm 24.1, theo phản ánh của người dân, trên địa bàn P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) có vụ nổ pháo. Công an P.Hòa An xuống hiện trường, phát hiện và thu giữ 1 hộp với 36 ống pháo đã sử dụng.

Qua điều tra, Công an P.Hòa An xác định ông N.Q.H (42 tuổi, tạm trú P.Hòa An) là người đốt pháo. Tại cơ quan công an, ông H. khai đã mua số pháo trên của một người bán hàng rong tại TP.Đông Hà (Quảng Trị), dự tính mang về quê (ở Nghệ An) để đốt nhân dịp Tết Nguyên đán. Khi tham gia tiệc tất niên nhà người thân, ông H. đã đốt thử. Với hành vi này, ông H. bị phạt 1,5 triệu đồng.

Qua sự việc này mới thấy, kể cả khi có quy định về việc sử dụng pháo hoa, nhiều người dân vẫn còn rất mơ hồ. Họ không rõ loại pháo nào được phép sử dụng và địa điểm mua pháo đúng quy định.

Cần nhắc lại, tối thiểu người dân cần biết là theo quy định chỉ được phép sử dụng pháo hoa (loại pháo không gây ra tiếng nổ) trong dịp tết, sinh nhật, khai trương, kỷ niệm... Đặc biệt, chỉ được mua loại pháo này tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Khi Tết Nguyên đán cận kề, tình trạng buôn lậu, mua bán trái phép pháo cũng diễn ra nhiều hơn. Người dân, nếu chưa hiểu hết về luật, cộng với ý nghĩ “hỷ sự thì được đốt pháo”, có thể sẽ gây nhiều hậu quả. Nhẹ thì có thể đối mặt với mức xử phạt vi phạm hành chính; còn nếu không may xảy ra tai nạn, sự cố ngoài ý muốn do pháo nổ thì còn nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người xung quanh.

 

Theo HUY ĐẠT (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.