Đột phá mới trong nghiên cứu điều trị ung thư tuyến tụy di căn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đối với những người bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy di căn, khả năng sống của họ thường sẽ không kéo dài hơn một năm sau đó.

 (Nguồn: Medical News Today)
(Nguồn: Medical News Today)



Đối với những người bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy di căn, khả năng sống của họ thường sẽ không kéo dài hơn một năm sau đó.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ mới đây đã nghiên cứu ra loại thuốc mới có thể trì hoãn đáng kể sự phát triển của căn bệnh này, với kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy 1/3 số bệnh nhân được điều trị thuốc đã sống thêm hơn 2 năm tính đến thời điểm này.

Những người được điều trị thí điểm là các bệnh nhân có đột biến gene BRCA - một đặc tính di truyền và làm gia tăng nguy cơ bị mắc bệnh ung thư ở tụy, buồng trứng, tuyến tiền liệt và vú.

Sự đột biến gene này ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi các nhiễm sắc thể ADN bị tổn thương trong cơ thể - tình trạng có thể gây ra bởi nhiều yếu tố như hấp thụ quá nhiều ánh nắng Mặt Trời hay tiếp xúc với amiăng...

Trưởng nhóm nghiên cứu Hedy Kindler - bác sỹ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm y tế Đại học Chicago, cho biết: "Các tế bào bình thường có thể tự phục hồi sau tổn thương, nhưng các tế bào đột biến thì không thể mà ngược lại còn phát triển theo hướng bất thường."

Các nhà khoa học đã tạo ra "chất ức chế PARP" với mục đích giúp các tế bào bị tổn thương tự hồi phục.

Thử nghiệm đã được thực hiện đối với hơn 3.300 người bị ung thư tuyến tụy, xác định khoảng 250 người có gene bị lỗi. Các nhà khoa học chia các bệnh nhân thành 2 nhóm, trong đó một nhóm được cung cấp một loại thuốc tên là Olaparib, còn nhóm khác được cung cấp giả dược.

Kết quả cho thấy Olaparib có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tới 47% và những người được điều trị bằng thuốc này có thể kiểm soát bệnh lý của mình trong thời gian dài gần gấp đôi (7,4 tháng so với 3,8 tháng) so với những bệnh nhân được điều trị giả dược.

Trình bày phát hiện này tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ, ông Kindler cho biết có tới 1/4 số bệnh nhân được điều trị với Olaparib ghi nhận tình trạng khối u co nhỏ lại, và diễn biến tích cực này được duy trì trong hơn hai năm.

Ông nêu rõ: "Ý nghĩa của nghiên cứu này đó là bạn có thể biến một căn bệnh dự đoán sẽ gây chết người khác thành một căn bệnh mãn tính, ít nhất là trong một khoảng thời gian, và có thể kiểm soát nó."

Phát hiện mới này cũng được nhiều chuyên gia tại hội nghị đánh giá là "một bước tiến lớn trong nghiên cứu điều trị bệnh nhân ung thư tuyến tụy di căn".

Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.