Đông Nam Á tăng cường trang bị tàu ngầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hải quân Myanmar hôm 24.12 chính thức biên chế chiếc tàu ngầm đầu tiên vào hạm đội nước này, nhân Ngày hải quân Myanmar.

Tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Myanmar tại căn cứ ở Yangon ngày 24.12.2020 - Ảnh: Hải quân Myanmar
Tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Myanmar tại căn cứ ở Yangon ngày 24.12.2020 - Ảnh: Hải quân Myanmar



Theo tài khoản dambiev.livejournal (Nga), buổi lễ diễn ra tại một căn cứ hải quân ở thủ đô Yangon, nhân kỷ niệm lần thứ 73 ngày thành lập hải quân Myanmar.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên này vốn là tàu ngầm INS Sindhuvir của Hải quân Ấn Độ tặng Myanmar hồi cuối năm 2019, về Myanmar vào tháng 10.2020. Đây là tàu ngầm điện - diesel lớp Kilo 877EKM đóng tại Liên Xô năm 1988, phục vụ Hải quân Ấn Độ gần 30 năm.

 

 Myanmar là nước thứ 5 trong ASEAN có lực lượng tàu ngầm - Ảnh: Hải quân Myanmar
Myanmar là nước thứ 5 trong ASEAN có lực lượng tàu ngầm - Ảnh: Hải quân Myanmar


Với tên mới Minye Theinkhathu, chiếc tàu ngầm này sẽ được Myanmar sử dụng vào việc huấn luyện trong khi xúc tiến thương thảo mua tàu ngầm mới từ Nga (theo Forbes là khoảng 2 chiếc).

Như vậy Myanmar là nước thứ 5 trong khối ASEAN có lực lượng tàu ngầm. Bốn nước kia gồm Việt Nam, Indonesia, Singapore và Malaysia.

Tại ASEAN, Hải quân Việt Nam hiện có số tàu ngầm nhiều nhất với 6 chiếc, tất cả đều đặt mua từ Nga, loại tàu ngầm điện - diesel Kilo 636 (lượng choán nước hơn 3.900 tấn) được mệnh danh “hố đen trong lòng đại dương”.

 

Nạp tên lửa hành trình Klub-S cho tàu ngầm Hà Nội - Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam
Nạp tên lửa hành trình Klub-S cho tàu ngầm Hà Nội - Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam


Chiếc tàu ngầm đầu tiên mang tên 182 Hà Nội về Việt Nam cuối năm 2013. Tiếp đến là các tàu 183 TP.HCM (tháng 3.2014), 184 Hải Phòng (tháng 1.2015), 185 Khánh Hòa (tháng 6.2015), 186 Đà Nẵng (tháng 2.2016) và 187 Bà Rịa-Vũng Tàu (tháng 1.2017).

Đến nay, không chỉ làm chủ việc vận hành tàu ngầm mà Hải quân Việt Nam cũng tự bảo dưỡng được loại khí tài này.

 

Chiếc tàu ngầm điện - diesel lớp Chang Bogo thứ 3 được đóng tại Indonesia, hạ thủy năm 2019 - Ảnh: DSME
Chiếc tàu ngầm điện - diesel lớp Chang Bogo thứ 3 được đóng tại Indonesia, hạ thủy năm 2019 - Ảnh: DSME


Indonesia hiện có 5 tàu ngầm, gồm 2 chiếc Type 209 (mua từ Đức, sử dụng hơn 30 năm nay); và 3 chiếc lớp Chang Bogo (1.400 tấn) đặt mua từ tập đoàn DSME (Hàn Quốc) từ năm 2011, trị giá khoảng 1 tỉ USD. Hai chiếc đầu tiên về Hàn Quốc năm 2017 và 2018; chiếc thứ ba được đóng tại Indonesia theo chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc, hạ thủy năm 2019.

Chang Bogo là tàu ngầm phiên bản Type 209 Hàn Quốc đóng theo công nghệ chuyển giao từ Đức. Indonesia dự kiến trang bị đến 10 - 12 tàu ngầm.

 

 Tàu ngầm Type 218SG đầu tiên của Singapore chạy thử tại Kiel, Đức, cuối tháng 8.2020 - Ảnh: NavalNews
Tàu ngầm Type 218SG đầu tiên của Singapore chạy thử tại Kiel, Đức, cuối tháng 8.2020 - Ảnh: NavalNews


Hải quân Singapore hiện có 4 tàu ngầm, gồm 2 chiếc lớp Challenger và 2 chiếc lớp Archer (đều mua từ Thụy Điển) đã sử dụng hơn 20 năm nay. Năm 2013, Singapore đặt mua 2 chiếc Type 218SG (2.000 tấn) của Đức và năm 2017 đặt thêm 2 chiếc nữa. Chiếc Type 218SG đầu tiên hạ thủy năm 2019, dự kiến bàn giao vào năm 2021. Đến năm 2024, Singapore sẽ nhận đủ 4 chiếc và thay thế 4 chiếc đang sử dụng hiện tại.

Malaysia hiện có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene (1.700 tấn) mua từ Pháp với chiếc đầu tiên là Tunku Abdul Rahman biên chế vào tháng 1.2009, chiếc thứ hai là Tun Abdul Razak nhận vào tháng 11.2009. Nước này dự kiến đến năm 2040 sắm thêm 2 chiếc nữa.

 

Tàu ngầm Tun Abdul Razak lớp Scorpene của Hải quân Malaysia - Ảnh: Hải quân Malaysia
Tàu ngầm Tun Abdul Razak lớp Scorpene của Hải quân Malaysia - Ảnh: Hải quân Malaysia


Ngoài ra, Thái Lan và Philippines cũng đặt mục tiêu sắm sửa tàu ngầm, trong đó Thái Lan đã thương thảo đặt mua 3 tàu ngầm điện - diesel lớp Nguyên S26T (2.600 tấn) của Trung Quốc, giá 434 triệu USD/chiếc. Chiếc đầu tiên được ký kết vào năm 2017, dự kiến bàn giao vào năm 2024. Tuy nhiên vào tháng 8.2020, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha quyết định tạm hoãn thêm 1 năm về việc mua thêm 2 chiếc nữa (trị giá 723,5 triệu USD), do khó khăn về ngân sách.

Theo Forbes, tàu ngầm là vũ khí lợi hại nhất do đặc tính gần như tàng hình (khó phát hiện) khi hoạt động trong lòng biển. Hầu hết các hải quân ở châu Á đều muốn sở hữu khí tài này. Không chỉ hải quân các nước lớn, tiềm lực mạnh mới sắm sửa tàu ngầm mà cả những nước nhỏ, tiềm lực bé hơn cũng đang tham gia cuộc chạy đua âm thầm trong việc sắm sửa tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình bất ổn hiện nay.

 


Tàu ngầm điện - diesel lớp Kilo 636 do Nga sản xuất, dài 73,8 m, ngang rộng nhất 9,9 m, lượng choán nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 3.950 tấn. Tàu có tốc độ khi chạy nổi là 17 knot (31,4 km/giờ), khi lặn là 20 knot (37 km/giờ), hoạt động liên tục 45 ngày, thuỷ thủ đoàn 52 người. Tàu lặn sâu 240 m, tối đa đến 300 m.

Tàu ngầm 183 TP.HCM được đưa lên ụ nổi để bảo dưỡng định kỳ- Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam
Tàu ngầm 183 TP.HCM được đưa lên ụ nổi để bảo dưỡng định kỳ- Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam

Về vũ khí, tàu ngầm Kilo 636 có 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm phía mũi tàu, và còn trang bị hệ thống tên lửa hành trình Klub-S (phóng qua ống phóng ngư lôi) có tầm bắn 300 km, tấn công được tàu nổi lẫn mục tiêu trên bộ. Một tàu ngầm Kilo 636 theo thiết kế mang được 4 tên lửa Klub, 18 ngư lôi và 24 quả mìn biển.


Theo ANH SƠN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.