Đồng lương và đạo đức công vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liệu tăng lương có phải là cách để cán bộ không tham nhũng, tiêu cực? Đó là câu hỏi tưởng dễ nhưng cũng rất khó để trả lời.

Khi đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về các giải pháp để cán bộ “không muốn, không dám và không thể tham nhũng” tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí đưa ra ba giải pháp. Trong đó, ông Trí nhấn mạnh: Để cán bộ, công chức “không muốn” tham nhũng, cần chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn vì “cán bộ nếu tự sống vào đồng lương của mình thì hết sức khó khăn”.

“Một tỉ lệ sống được cũng nhờ vào các nguồn khác. Có khi nhờ cha mẹ, nhờ anh em, nhờ bên vợ, nhờ bên chồng… Tức là có sự hỗ trợ để hoàn thành công việc, còn chế độ như hiện nay thì cán bộ rất khó khăn, đặc biệt là cấp cơ sở”- ông Lê Minh Trí bày tỏ.

Chế độ đãi ngộ, cụ thể là đồng lương cho cán bộ an tâm công tác. Nhưng vấn đề đặt ra là đối với lực lượng cán bộ công chức, viên chức không chỉ là “yên tâm công tác” mà còn phải là những người có chuẩn mực đạo đức công vụ.

Bộ Nội vụ vừa dự thảo Quy tắc đạo đức công vụ và đưa ra yêu cầu về tính chính trực, liêm chính: Khi thực hiện công việc chuyên môn cán bộ, công chức, viên chức phải trung thực, trách nhiệm, thẳng thắn, không bao che các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức. Không được lợi dụng vị trí công tác, chức vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân; không để các thành viên gia đình, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác liên quan đến công việc, nhiệm vụ do cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, đối với cán bộ thì yêu cầu về đồng lương hay đạo đức công vụ được ưu tiên? Sẽ lại là câu chuyện con gà quả trứng và một thực tế thấy rất rõ ràng là: Cán bộ lương cao vẫn có thể tham nhũng nhưng cán bộ có đạo đức công vụ chắc chắn không tiêu cực.

Bộ Nội vụ cũng là nơi được Thủ tướng Chính phủ giao nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương, phụ cấp mới, đặc biệt là cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27.

Đạo đức không thể nói suông và đồng lương phải tạo ra động lực.

Cần các giải pháp đồng bộ để cán bộ “không thể”, “không dám” và “không muốn” tham nhũng, tiêu cực và cao hơn, phải hướng đến sự chuẩn mực về đạo đức công vụ trong quá trình phục vụ đất nước, phục vụ người dân.

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.