Đón năm mới 2022 với những phong tục mang lại may mắn khắp thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dưới đây là những truyền thống, phong tục đón giao thừa, đón năm mới đặc trưng của nhiều nước trên thế giới.

 


Truyền thống đón năm mới kỳ lạ nhất thế giới

 

Người Tây Ban Nha ăn liên tiếp 12 quả nho xanh vào thời khắc giao thừa. Ảnh: AFP
Người Tây Ban Nha ăn liên tiếp 12 quả nho xanh vào thời khắc giao thừa. Ảnh: AFP


Tây Ban Nha: Vào thời khắc giao thừa, người Tây Ban Nha ăn liên tiếp 12 quả nho xanh. Mỗi quả nho được cho là sẽ mang lại may mắn cho một tháng trong năm. Truyền thống này có từ năm 1895 và trở nên phổ biến hơn từ năm 1909, theo metro.co.uk.

Brazil: Quần áo màu trắng được cho là tượng trưng cho hòa bình và hạnh phúc. Đó là lý do ai ở hoặc đến từ Brazil thường mặc đồ màu trắng vào đêm giao thừa và ngày đầu năm mới.

Colombia: Colombia có một truyền thống rất đặc biệt. Đó là mang theo một chiếc vali rỗng vào ngày 31.12. Nó được cho là sẽ mở ra rất nhiều cơ hội du lịch trong năm mới sắp tới và mang lại may mắn.

Philippines: Phong tục phổ biến nhất của người Philippines trong đêm giao thừa là mặc, sưu tập hoặc ăn những món đồ hình tròn. Hình tròn được cho là sẽ mang lại may mắn.

Hy Lạp: Một trong những phong tục ngày tết của người Hy Lạp là treo một củ hành tây trước cửa nhà. Hành tây được cho là tượng trưng cho sự tái sinh, vì nó có nhiều lớp.

 

Một trong những phong tục ngày Tết của người Hy Lạp là treo một củ hành tây trước cửa nhà. Ảnh: AFP
Một trong những phong tục ngày Tết của người Hy Lạp là treo một củ hành tây trước cửa nhà. Ảnh: AFP


Các bậc cha mẹ Hy Lạp còn dùng hành tây đánh nhẹ vào đầu con cái để đánh thức chúng vào ngày đầu năm mới.

Vùng Balkan: Vùng Balkan và xung quanh Đông Âu thường làm một loại bánh có tên là Vasilopita với một đồng xu bên trong vào ngày đầu năm mới. Miễn là bạn không vô tình ăn phải đồng xu này, nó có thể sẽ mang lại vận may cho 365 ngày sắp tới.

Ecuador: Người Ecuador có truyền thống đốt hình nộm. Hình nộm thường mô phỏng các chính trị gia, nhân vật dân gian nổi tiếng và nhân vật có ảnh hưởng trong năm qua. Việc đốt cháy tương trưng cho việc xua đuổi cái xấu và chào đón điều tốt đẹp.

Scotland: Người dân địa phương và du khách ở South Queensferry, Scotland ăn mừng năm mới bằng cách nhảy xuống cửa sông Firth of Forth lạnh giá. Nhiều người thậm chí mặc những trang phục khá điên rồ.

Nhật Bản: Nhật Bản có phong tục rung chuông chùa vào đêm giao thừa. Các ngôi chùa trên khắp đất nước sẽ rung chuông 108 lần. Con số này đại diện cho 108 ham muốn trần tục mà một người trải qua trong suốt cuộc đời của họ.

Đan Mạch: Người Đan Mạch có truyền thống đập vỡ những chiếc đĩa không sử dụng bên ngoài nhà của những người mà họ yêu quý. Nếu ai có nhiều mảnh đĩa vỡ bên ngoài khi thức dậy vào ngày đầu năm mới, có nghĩa là người đó rất nổi tiếng và sẽ có một năm mới may mắn.

Phần Lan: Người Phần Lan sẽ nấu chảy một chiếc móng ngựa nhỏ bằng thiếc trong chảo cho đến khi nó tan chảy hoàn toàn, sau đó đổ vào một xô nước lạnh. Kim loại sẽ ngay lập tức cứng lại và hình dạng mới của nó được cho là đại diện cho những gì sắp đến trong năm mới.

Estonia: Khi người Estonia thức dậy vào ngày đầu tiên của năm mới, ngày 1.1, họ sẽ ăn số lượng bữa ăn tương đương với con số may mắn của họ, chẳng hạn như 7, 9 hoặc thậm chí 12.

Italia: Để mở ra một khởi đầu mới cho năm mới, người Italia sẽ ném đồ dùng cũ từ ban công hoặc cửa sổ.

Truyền thống ẩm thực độc đáo dịp năm mới trên khắp thế giới

Hoppin'John, Nam Mỹ: Hoppin'John là một món ăn gồm đậu mắt đen (tượng trưng cho đồng tiền xu) và cơm, ăn kèm với cải hoặc các loại rau xanh nấu chín khác (vì chúng là màu của tiền) và bánh ngô (màu của vàng). Món ăn này được cho là sẽ mang lại may mắn trong năm mới.

Tamales, Mexico: Món bánh Tamales xuất hiện ở hầu hết các dịp đặc biệt ở Mexico. Những kỳ nghỉ lễ là thời điểm món ăn này đặc biệt được ưa chuộng. Bánh được làm từ bột ngô nhồi thịt, pho mát và các chất phụ gia thơm ngon khác và được gói trong lá chuối hoặc vỏ ngô.

 

 Bánh Oliebollen. Ảnh: AFP
Bánh Oliebollen. Ảnh: AFP


Oliebollen, Hà Lan: Ở Hà Lan, oliebollen thường được bán vào đêm giao thừa và tại các hội chợ trong dịp kỷ niệm đặc biệt. Loại bánh này trông giống như bánh rán, được làm bằng cách thả một muỗng bột nhào với nho khô vào một nồi chiên sâu và sau đó phủ một lớp đường bột.

 

Mì soba. Ảnh: AFP
Mì soba. Ảnh: AFP


Mì soba, Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản ăn mì soba hoặc toshikoshi soba vào đêm giao thừa để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới. Sợi mì dài tượng trưng cho sự trường tồn và thịnh vượng. Trong một phong tục khác được gọi là mochitsuki, người Nhật dành một ngày trước năm mới để giã bánh gạo mochi.

Cotechino con lenticchie, Italia: Người Italia thường đón giao thường với món cotechino con lenticchie truyền thống. Món ăn bao gồm xúc xích và đậu lăng hầm (đậu lăng tượng trưng cho tiền bạc và may mắn).

Cá trích ngâm, Ba Lan và Scandinavia: Có rất nhiều cá trích ở Ba Lan và một số vùng của Scandinavia. Vì loài cá này có màu bạc, nên nhiều người ở các quốc gia đó ăn cá trích ngâm vào đêm giao thừa để có được một năm thịnh vượng và phát tài.

Kransekage, Đan Mạch và Na Uy: Kransekage là một tháp bánh hạnh nhân bao gồm nhiều vòng bánh đồng tâm xếp chồng lên nhau. Bánh thường có một chai rượu vang hoặc Aquavit ở trung tâm và có thể được trang trí bằng đồ trang trí, cờ và bánh quy giòn.

 

https://laodong.vn/the-gioi/don-nam-moi-2022-voi-nhung-phong-tuc-mang-lai-may-man-khap-the-gioi-990572.ldo

Theo Nguyễn Hạnh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.