Đời voi, đời người: Dùng dằng chia tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhìn đàn voi nhà già nua đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nhiều chủ voi đã tìm cách xoay xở. Có người buồn bã chấp nhận xa con voi vốn đã gắn bó với mình hàng chục năm trời, nhưng cũng có chủ nhất quyết giữ voi ở lại theo cách riêng…
Tham quan miễn phí

Voi Khăm Phanh chào tạm biệt gia chủ
Voi Khăm Phanh chào tạm biệt gia chủ
Những ngày này, ông Đàng Năng Long (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk)- người sở hữu đàn voi nhà lớn nhất cả nước với 7 cá thể, khá bận rộn để thực hiện dự định chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang hướng mới vừa mang lại kinh tế cho người nuôi, lại nâng cao phúc lợi cho đàn voi nhà đó là sản xuất cà phê voi và cho du khách tham quan, chụp hình với voi miễn phí.
Sinh ra trong gia tộc có truyền thống nhiều đời nuôi voi, ông Long am tường mọi kiến thức, kinh nghiệm của nghề độc đáo ở xứ sở đầy nắng gió.
Sau nhiều năm cho voi phục vụ chở khách du lịch, ông Long nhận ra cần phải chuyển đổi mô hình này để voi có nhiều thời gian nghỉ ngơi, kết bạn, sinh sản. Ông đặt chân đến nhiều quốc gia có truyền thống nuôi voi, xem cách họ khai thác du lịch có sử dụng voi ra sao… Và rồi, ông quyết định thử nghiệm mô hình sản xuất cà phê voi; kết hợp cho du khách thăm. Theo đó, du khách sẽ chuẩn bị hoặc mua các phần thức ăn tốt cho sức khỏe của voi (cỏ, chuối…) và đến khu vực tập trung voi tham quan chụp hình với voi mà không mất phí.

Voi nhà được “cứu hộ” đưa về rừng
Voi nhà được “cứu hộ” đưa về rừng
Ông Long cũng là người cho voi ăn cà phê như dạng chồn sau đó thải bằng đường tiêu hoá. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng đây là một hình thức ngược đãi động vật. Hiện nay, hình thức bắt chồn ăn cà phê (thay vì tự nhiên) để lấy phân lẫn hạt cà phê khiến con vật kiệt sức, đang bị lên án.
Bẵng đi thời gian, ông Long “mất tích” một cách bí ẩn. Có người bảo, ông đã bán hết đàn voi, chuyển đi nơi khác sinh sống.
“Tôi không bao giờ có ý nghĩ bán voi. Do dịch COVID-19 không thể kinh doanh du lịch nên tôi đóng cửa nhà hàng. Tôi thả đàn voi vào rừng và thuê nài voi chăm sóc. Còn bản thân tìm môi trường kinh doanh mới, nhưng đi rồi mới thấy, không đâu bằng quê mình. Đàn voi chỉ thật sự hạnh phúc khi ở với buôn làng, quê hương huyện Lắk. Tôi phải giữ voi lại để con cháu mai sau còn biết đến”, ông Long chia sẻ lý do của lần trở lại này với dự định xây dựng hợp tác xã, tập hợp các chủ voi cùng chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi.
“Cứu hộ voi nhà”
Anh Y Vinh Êung (cùng ở thị trấn Liên Sơn) cũng đang định hướng phát triển du lịch thân thiện gắn với voi bằng việc đa dạng các sản phẩm du lịch có trả phí như: Du khách cho voi ăn, chụp hình cùng voi trong những bộ trang phục thổ cẩm tuyệt đẹp giữa hồ Lắk thơ mộng.
Những sản phẩm du lịch này vừa cho du khách những phút giây thú vị, dễ thương bên loài vật thông minh; vừa có cơ hội hiểu hơn về văn hóa của đồng bào các dân tộc bản địa. Đặc biệt, đây là hình thức tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẻ, góp phần thay đổi thói quen của du khách khi đến Đắk Lắk du lịch có sử dụng voi.
“Có những du khách rất yêu quý voi nhưng vẫn còn trường hợp hành động quá đáng như tìm cách lấy long đuôi voi… Gặp những vị khách này, tôi nhắc nhở ngay, nếu không tôn trọng, tôi từ chối phục vụ. Bởi, với chúng tôi, voi không đơn thuần vật nuôi, voi là thành viên đặc biệt trong gia đình. Sắp tới tôi sẽ triển khai thêm nhiều sản phẩm du lịch thân thiện với voi và hy vọng, du khách hào hứng trải nghiệm”, anh Y Vinh tâm sự.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn Voi cho biết, chính sách “cứu hộ voi nhà” đã được phổ biến ở những nước có voi như Indonesia, Malaysia..., nhằm cứu hộ khẩn cấp những cá thể voi nhà sống đơn độc, già yếu, chủ voi không có điều kiện chăm sóc. Chủ voi sẽ được hỗ trợ một khoản tiền nhất định và có thể đi theo chăm sóc con voi từng sở hữu và được trả công.

Đã 3 năm không cho voi cõng khách, ông Y Thanh Uông- chủ voi xã Yang Tao, huyện Lắk mong muốn có khu chăn thả rộng cho voi trở về với tự nhiên. Ông cho hay, ngôi nhà lớn của voi vẫn là rừng.

Từ trước tới nay, voi vẫn di chuyển qua lại giữa buôn làng và rừng xanh. Ban ngày voi quanh quẩn với chủ, tối đến trở về rừng và ngược lại tùy theo từng thời điểm. Voi là thành viên đặc biệt, không thể tách rời khỏi đời sống văn hóa của người M’nông.
“Tôi sẽ không bán voi, chỉ cho voi tham gia mô hình thân thiện. Chúng tôi sẽ đi theo chăm sóc voi nên chỉ cần trả công tương xứng là được. Lâu lâu, chúng tôi sẽ đưa voi về thăm nhà và các thành viên trong gia đình, ông Y Thanh bày tỏ quan điểm khi được hỏi về chính sách “cứu hộ voi nhà” đã và đang được triển khai ở Đắk Lắk.
Ông góp ý nên xây dựng thêm các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ gắn liền với văn hóa, thế mạnh riêng của Lắk như: Văn hóa cồng chiêng, rượu cần, ẩm thực, đặc biệt là trải nghiệm làng gốm cổ M’nông R’lăm chỉ có duy nhất ở Tây Nguyên.
Cuối năm 2021, Đắk Lắk cứu hộ thành công voi cái Khăm Phanh (45 tuổi) thuộc sở hữu của gia đình ông Y Gưh Trey (thường gọi Ma Thanh, người M’nông, xã Ea R’bin, huyện Lắk) thông qua chính sách “cứu hộ voi nhà”. Voi Khăm Phanh ở với gia đình Ma Thanh từ nhỏ, xung quanh không có đồng loại.
Sợ voi cô đơn, Ma Thanh đưa Khăm Phanh lên thị trấn Liên Sơn cho người khác thuê chở khách du lịch. Tuy nhiên, khi lên thăm, Ma Thanh thấy voi chảy nước mắt (biểu hiện buồn)… nên cả gia đình quyết định đưa về. Hằng ngày, Khăm Phanh cùng gia chủ lên rẫy, tối đến mới về nhà.
Thời gian trôi qua, Khăm Phanh đến tuổi “cặp kê” nhưng không có bạn tình khiến Ma Thanh rất trăn trở. Sau khi Trung tâm Bảo tồn Voi đặt vấn đề “cứu hộ voi nhà”, ông tổ chức họp gia đình, và quyết định để Khăm Phanh về với trung tâm, nơi đó có đồng loại để phục vụ mục tiêu bảo tồn, sinh sản…
Trước ngày voi Khăm Phanh lên đường, Ma Thanh tổ chức lễ cúng sức khỏe. Khăm Phanh cũng quỳ gối, cúi đầu tạm biệt gia chủ, hai bên mắt tuôn dòng lệ. Để bù đắp công sức chăm sóc voi Khăm Phanh suốt thời gian qua, UBND tỉnh Đắk Lắk, Tổ chức Động vật châu Á (AAF) đã hỗ trợ Ma Thanh hơn 1 tỷ đồng.
Trở về nhà sau khi tiễn voi Khăm Phanh đến nơi ở mới, Ma Thanh tâm sự: “Trống vắng lắm! Voi ở với gia đình tôi gần cả cuộc đời, không nhớ sao được. Nhưng tôi vẫn vui vì Khăm Phanh có đồng loại, khi nào rảnh, cả nhà tôi đón xe qua thăm”.
(Còn nữa)
Theo HUỲNH THỦY (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.