Đô thị xanh và bãi rác lở lói

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thêm một lần nữa, bãi chứa rác của cả TP Đà Lạt (bãi rác Cam Ly) đổ ập xuống. Sự cố môi trường lần thứ 3 đã xảy ra ngay tại bãi rác tai tiếng này chỉ trong chưa đầy một năm.
 

 Hàng trăm tấn rác từ bãi rác Cam Ly ập xuống thung lũng - Ảnh: MAI VINH
Hàng trăm tấn rác từ bãi rác Cam Ly ập xuống thung lũng - Ảnh: MAI VINH



Một dấu hỏi lớn được đặt ra cho tỉnh Lâm Đồng về vấn đề xử lý rác thải trong tiến trình xây dựng đô thị xanh - thông minh đối với TP Đà Lạt, một mục tiêu đã được xác lập trong nghị quyết của tỉnh.

Các sự cố môi trường xuất phát từ bãi rác Cam Ly xảy ra thường xuyên trong quá trình tồn tại của bãi rác này, và tần suất dày thêm trong thời gian gần đây.

Trận sạt lở khiến hàng nghìn tấn rác ập xuống vườn nhà dân vào tháng 8-2019 chưa kịp khắc phục thì bãi rác này lại bốc cháy không thể kiểm soát, khiến khói độc tràn vào trung tâm TP.

Và lần này là sự cố sạt lở núi rác tương tự như từng xảy ra vào năm 2019. Chiếu theo quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bãi rác Cam Ly thuộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chính sự tồn tại của bãi rác này ở trên một đỉnh đồi ngay trong nội ô Đà Lạt hàng chục năm qua đã là sự bất hợp lý tiềm ẩn những rủi ro về môi trường.

Bãi rác Cam Ly cách trung tâm TP chỉ 3km, không phải là bãi rác nhỏ, xử lý rác cho đô thị có quy mô tương đối lớn với hơn 400.000 dân, chưa tính lượng khách du lịch lưu trú hơn 10.000 người/ngày.

Mỗi ngày, bãi rác này bắt buộc phải nhận 200 tấn rác chưa được phân loại, được ép nén sơ sài để xử lý bằng cách không thể cũ kỹ hơn: chôn lấp.

Năm 2015, bãi rác Cam Ly quá tải phải đóng cửa khi tại đây đã chôn lấp hở hơn 300.000 tấn rác. Rác thải rắn của Đà Lạt được chuyển tới nhà máy xử lý chất thải ở xã Xuân Trường, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20km. Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay, do nhà máy xử lý chất thải ở Xuân Trường không xử lý hết nên rác thải lại được chuyển về bãi rác Cam Ly.

Lúc này, khi không chỉ người dân trong nước mà cả du khách và nhiều tổ chức quốc tế đang nhìn nhận Đà Lạt là đô thị xanh, điểm đến hấp dẫn thì chính bản thân TP này lại loay hoay xử lý rác, một vấn đề rất cơ bản về môi trường, quy hoạch và vận hành đô thị.

Cùng là một điểm đến du lịch như Đà Lạt nhưng Cù Lao Chàm (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã khiến du khách phải trầm trồ bởi có bước tiến lớn trong việc xử lý rác. Đảo nhỏ ấy đã trở thành một điểm đến không nilông và tương lai sẽ trở thành một nơi không rác thải.

Thành phố di sản Hội An đang xem cách xử lý rác của Cù Lao Chàm như một mô hình cần nhân rộng để không chỉ sạch, ngăn nắp mà còn đạt đến một tầm cao trong ứng xử với rác và môi trường.

Quay lại phố núi, Đà Lạt dẫu đang đi chậm hơn nhưng vẫn là một kỳ vọng đáng tin tưởng trong quá trình xây dựng đô thị xanh - thông minh, có cách ứng xử với rác tương xứng với mức ưu đãi của khí hậu và thiên nhiên nơi đây.

Khi một người mẹ bảo dọn nhà đón khách, các thành viên trong nhà sẽ hiểu ý ưu tiên làm sạch khu vệ sinh. Nếu khách khó chịu vì điểm tế nhị ấy thì gia chủ mất mặt. Với một đô thị đáng sống như Đà Lạt và đang là điểm đến của 7 triệu lượt khách/năm, có lẽ không nên tiếp tục mang tiếng xấu chỉ vì các sự cố rác thải.

Theo MAI VINH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.