Định giá đất đúng và đủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hàng vạn sổ đỏ bị treo, hàng ngàn dự án không thể triển khai và ngân sách hụt thu một nguồn lực rất lớn do tắc định giá đất. Đáng nói, tình trạng này diễn ra trong bối cảnh quy định pháp luật về định giá đất được sửa đổi, lấy ý kiến liên tục.

Tính tới Dự thảo nghị định quy định về giá đất mà Bộ TN-MT đang lấy ý kiến thì chỉ khoảng hơn 1 năm qua, đã có 3 nghị định về công tác này. Đầu tiên là Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 44 đưa ra lấy ý kiến hồi giữa năm 2023 gây "bão" khi bỏ phương pháp thặng dư dù đây là phương pháp đang được sử dụng nhiều nhất trong định giá đất.

Sau rất nhiều kiến nghị, đề xuất, Nghị định 12 ngày 5.4.2024 thay thế Nghị định 44 đã tiếp thu, giữ lại phương pháp thặng dư. Đặc biệt, Nghị định giao cho chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quy định nhiều chỉ tiêu, tiêu chí có ảnh hưởng quyết định đến giá đất để tính toán cho phù hợp. Những quy định đó giúp cho việc tính toán thuận lợi hơn, minh bạch hơn; đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro cho thẩm định viên và tổ chức tư vấn xác định giá đất. Các quy định chuyển tiếp về xác định giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất cũng được hướng dẫn rõ ràng, góp phần rất lớn vào việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án còn tồn đọng trước đây.

Thế nhưng ở chiều ngược lại, Nghị định 12/2024 lại chưa tính đúng, tính đủ khoản chi phí hợp lý của nhà đầu tư, khiến doanh nghiệp (DN) có thể bị thiệt hại, lãng phí hàng nghìn tỉ đồng. Cũng vì tiếp thu sửa đổi nhưng chưa trọn vẹn nên Nghị định 12 vẫn chưa thể tháo được nút thắt định giá đất khiến hàng trăm dự án tiếp tục nghẽn, hàng vạn sổ hồng chưa thể cấp cho người dân dẫn đến ngân sách hụt thu lớn.

Những tưởng các vấn đề này sẽ được điều chỉnh trong Dự thảo sửa đổi nghị định quy định về giá đất đang lấy ý kiến, nhưng soi chiếu thì thấy vẫn tồn tại nhiều quy định chưa hợp lý. Việc xây dựng các yếu tố đầu vào để xác định giá đất sai bản chất kinh tế có thể làm triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt về nguồn cung vẫn chưa thể cởi bỏ. Các khoản chi của DN không được tính đủ có thể dẫn tới chi phí phát triển dự án bị đội lên cao, khiến giá nhà chỉ có thể tăng, không thể giảm...

Mới nhất cách đây 3 ngày, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu ưu tiên hoàn thiện dự thảo nghị định về giá đất, giao Bộ TN-MT tiếp thu các ý kiến chuyên gia để quy định chặt chẽ việc tính chi phí đầu tư xây dựng và các khoản tài chính khác theo pháp luật về xây dựng. Dẫn lại để thấy công tác định giá đất quan trọng thế nào với thị trường, với DN, người dân và nền kinh tế. Định giá đất đúng và đủ không chỉ giúp cho nhà nước khai thác nguồn thu mà còn góp phần điều tiết thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn; hạn chế tiêu cực, thu hút đầu tư và bảo đảm quyền lợi về tài sản cho người dân.

Trong bối cảnh hơn 1 tháng nữa, 3 luật liên quan đến bất động sản gồm luật Đất đai, luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở có hiệu lực, việc các văn bản dưới luật được ban hành đồng bộ, kịp thời sẽ giúp thị trường phục hồi, tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài ngủ đông. Đó cũng là mục tiêu và mong muốn của Báo Thanh Niên khi đứng ra tổ chức Tọa đàm "Định giá đất: Đúng và đủ" sáng nay 14.6 để chuyển tải nhanh nhất, kịp thời nhất, trực tiếp nhất ý kiến đóng góp của các chuyên gia, DN, đại diện chính quyền các địa phương với Dự thảo nghị định quy định về giá đất nóng bỏng và cấp thiết hiện nay.

Định giá đất dù là phương pháp nào thì điều quan trọng nhất cũng phải đúng và đủ.

Có thể bạn quan tâm

Lỗ hổng kéo dài

Lỗ hổng kéo dài

Lực lượng chức năng liên ngành hôm qua thông báo vừa phát hiện một kho hàng ở Hưng Yên, có tổng cộng 163.410 sản phẩm thiết bị thuốc lá điện tử các loại và 9.913 kg phụ kiện thuốc lá điện tử không đủ hóa đơn chứng từ.
Từ những mùa hè bóng đá...

Từ những mùa hè bóng đá...

Với bóng đá Việt Nam, con đường để trở thành một cường quốc bóng đá châu Á vẫn còn rất dài, nhiều chông gai, nhưng việc học hỏi, được truyền cảm hứng từ những sự kiện lớn như Euro có thể giúp chúng ta đặt ra các tham vọng gần gũi, thiết thực hơn.
Thách thức ô tô điện

Thách thức ô tô điện

Cơ hội cho các nhà sản xuất, phân phối ô tô điện là rất lớn, song đi kèm đó là những thách thức, hệ lụy khó lường nếu chính sách quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật không theo kịp.
Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.
Rối quyết toán thuế

Rối quyết toán thuế

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân đang vào mùa cao điểm và “nóng bỏng” trước quyết tâm số một của Tổng cục Thuế (chính xác hơn là ngành Tài chính) theo quan điểm: thu đúng, thu đủ, không để lọt.
Hãy để sư Thích Minh Tuệ tĩnh lặng tu tập

Hãy để sư Thích Minh Tuệ tĩnh lặng tu tập

(GLO)- Vừa qua, hiện tượng ông Lê Anh Tú (pháp danh là Thích Minh Tuệ) đi tu theo hạnh đầu đà,  trong quá trình tu tập đã bị các YouTuber, TikToker làm dậy sóng mạng xã hội. Sư nhiều lần đề nghị mọi người về nhà để được tĩnh lặng tu tập nhưng vẫn bị quấy nhiễu.

Tránh tăng giá 'đồng bộ'

Tránh tăng giá 'đồng bộ'

Đó là mong muốn của người dân, bởi hệ quả của việc tăng giá "đồng bộ" không chỉ là điện tăng, xăng tăng, học phí tăng... mà còn kéo cả mặt bằng giá cả hàng hóa trên thị trường tăng theo.
Thúc đẩy những 'toa tàu chậm'

Thúc đẩy những 'toa tàu chậm'

Vẫn còn tới 33 bộ, cơ quan trung ương và 29 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm 2024 dưới mức trung bình của cả nước, mà đơn vị thấp nhất chỉ giải ngân được dưới 1% so với tổng số vốn được Thủ tướng giao.