Điều tra nửa vời, Quảng Nam liên tục xảy ra việc đốt rừng để trồng rừng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rừng Quảng Nam lại rực cháy cả chục héc ta ở huyện Phước Sơn. Nguyên nhân do chủ rừng đốt để... trồng rừng. Phía sau câu chuyện đốt rừng này còn lộ ra nhiều dấu hiệu bất thường khác trong sử dụng nguồn tiền hàng trăm tỉ đồng từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng...

Rừng phòng hộ ở Phước Sơn bị đốt để... trồng rừng thay thế. Ảnh: H.Kh
Rừng phòng hộ ở Phước Sơn bị đốt để... trồng rừng thay thế. Ảnh: H.Kh
Vụ cháy hơn 20ha rừng phòng hộ đầu nguồn vừa xảy ở huyện Phước Sơn giữa tháng 5.2021. Nguyên nhân là chủ rừng thuê người dọn thực bì để trồng rừng thay thế.
Trồng rừng trồng thay thế, tức trồng bù lại diện tích rừng đã bị mất do các dự án phát triển kinh tế như thủy điện, du lịch... đã phá trước đó. Khác với rừng sản xuất, các khu vực quy hoạch trồng là rừng bán tự nhiên, còn nhiều cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế lẫn phòng hộ. Vì vậy, chủ dự án chỉ được phát dọn cây bụi, trồng xen để phục hồi. Cấm đốt.
Thế nhưng, chủ rừng - Ban quản lý dự án rừng phòng hộ Phước Sơn, khi thuê công ty TNHH MTV Tuấn Zin xử lý thực bì, thì đơn vị này đã... chủ động phóng hỏa.
Ngay lập tức, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chỉ đạo điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm. Rất kịp thời, quyết liệt. Nhưng chỉ đạo của ông Chủ tịch tỉnh lần này xem ra không còn "nặng ký"...
Bởi, trước đó, tháng 5.2020 một vụ đốt rừng để trồng rừng tương tự đã xảy ra, gây cháy lan rừng phòng hộ tại huyện Đông Giang cả chục héc ta. Chủ rừng - Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Đông Giang xác định ngay người đốt được thuê bởi ông Phạm Ba, nguyên cán bộ của Cty Lâm sản xuất khẩu Prao.
Lúc đó, ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng lập tức chỉ đạo, yêu cầu Công an tỉnh, Viện Kiểm sát tỉnh, UBND huyện Đông Giang... vào cuộc để sớm hoàn chỉnh hồ sơ, khởi tố vụ án, điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nhưng, đến nay vụ việc vẫn chưa được xử lý.
Chính vì điều tra quá chậm trễ, xử lý không nghiêm minh nên không có tính răn đe. Thực trạng đốt rừng gây cháy rừng vẫn liên tục xảy ra cả hàng chục vụ mỗi năm ở Quảng Nam.
Riêng với vụ đốt rừng phòng hộ để trồng rừng thay thế, Quảng Nam cần phải điều tra làm rõ thêm việc quản lý, sử dụng tiền từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
Đến năm 2020, Quảng Nam có hơn 2.000 héc ta rừng đã bị mất, chuyển đổi mục đích khác để phục vụ các dự án kinh tế. Nhưng tỉnh này cũng sở hữu Quỹ bảo vệ phát triển rừng lên đến hơn 320 tỷ đồng để. Từ 2016-2020, Quảng Nam đã chi trả cho 12 chủ rừng là các Ban quản lý rừng hơn 236 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều chủ rừng dùng tiền trồng rừng để chi cả tỷ đồng cho xây dựng trụ sở, tường rào cổng ngõ, làm đường, chi hội họp, tiếp khách... Thậm chí dùng tiền trồng rừng thay thế để mua bảo hiểm ô tô.
Vì vậy, việc chủ rừng là Ban quản lý dự án rừng phòng hộ Phước Sơn đi thuê doanh nghiệp ngoài đốt rừng để trồng rừng thay thế lần này cần phải điều tra, làm rõ nhiều khía cạnh. Phải xử lý nghiêm minh tổ chức cá nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng này. Đặc biệt, đối tượng vi phạm lâm luật lại chính là đơn vị nhà nước có chức năng quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
THANH HẢI (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dieu-tra-nua-voi-quang-nam-lien-tuc-xay-ra-viec-dot-rung-de-trong-rung-913681.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam