Điều khiển cánh tay robot bằng sóng não

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là sản phẩm đặc biệt của 2 cậu học trò Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (TP.Hội An, Quảng Nam), mô hình vừa đoạt giải nhất tại Quảng Nam.

Đôi bạn Trần Công Triều (lớp 12 chuyên hóa) và Phạm Lê Quang Khải (lớp 12 chuyên Anh) có chung niềm đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật. Triều chia sẻ, do nhiều lần tham gia từ thiện, tiếp xúc với nhiều trường hợp khuyết tật về tay (cầm nắm khó khăn) đã khiến em suy nghĩ "phải làm cái gì đó" để giúp đỡ họ. Đầu năm học 2017 - 2018, khi cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh khởi động, Triều "rủ rê" Khải và cả hai lập ý tưởng chế tạo cánh tay robot điều khiển bằng sóng não. Sản phẩm sau đó đã đoạt giải nhất.

 

Triều, Khải và thầy Lê Thành Vinh (từ phải sang).
Triều, Khải và thầy Lê Thành Vinh (từ phải sang).

Nhưng chuyện không chỉ "đơn giản" như vậy. Đó là cả một quá trình sáng tạo và làm việc cật lực, nhất là khâu tìm kiếm nguyên vật liệu vì ở Quảng Nam không có, buộc phải đặt hàng từ TP.HCM. Hai cậu học trò cần hơn 3 tháng kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm, để mô hình “Cánh tay robot điều khiển bằng sóng não” hoàn thiện.

Triều nhớ lại, lúc đầu cả hai định dừng ở việc chế tạo cánh tay robot điều khiển hoạt động bằng các chi. Nhưng khi nghiên cứu kỹ về sinh hoạt, điều kiện cần của người khuyết tật thì các bạn nhận thấy thế là chưa đủ. “Nếu người khuyết tật bị liệt hết tất cả các chi thì họ không thể điều khiển. Từ suy nghĩ này, chúng em mày mò thêm để chế tạo ra cánh tay robot điều khiển bằng sóng não. Cánh tay này có thể cầm, nắm một vật có khối lượng lớn nhất lên tới 8 kg, với kinh phí gần 5 triệu đồng”, Triều nói.

Thầy giáo Lê Thành Vinh, Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông, cho biết Triều và Khải là hai học sinh ngoan, học giỏi của trường. Với niềm đam mê khoa học của mình, hai em đã sáng tạo ra những sản phẩm rất có ích cho xã hội. “Nhà trường sẽ luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để hai em thỏa sức sáng tạo và tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp cánh tay robot điều khiển bằng sóng não, giúp sản phẩm có thể dễ dàng xử lý các tình huống ngoài thực tế, thay thế được cánh tay của những người khuyết tật”, thầy Vinh nói thêm.

 

Mô hình “Cánh tay robot điều khiển bằng sóng não”.
Mô hình “Cánh tay robot điều khiển bằng sóng não”.

Nguyên lý hoạt động của cánh tay robot điều khiển bằng sóng não cũng khá đơn giản, theo Phạm Lê Quang Khải chỉ cần đeo bộ cảm biến Neurosky lên đầu thì có thể điều khiển trực tiếp cánh tay robot. Cảm biến trong Neurosky sẽ thu nhận các xung điện phát ra từ nơ ron thần kinh của con người và gửi dữ liệu về cho vi điều khiển bằng bluetooth. Sau khi nhận dữ liệu qua bluetooth, vi điều khiển sẽ phân tích, xử lý dữ liệu điều khiển các động cơ và làm cơ cấu hoạt động.

Mạnh Cường-Thắng Nguyễn/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Tuyên truyền kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích cho học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An

Tuyên truyền kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích cho học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An

(GLO)- Ngày 7-1, Trung tâm học tập cộng đồng phường Tây Sơn (TP. Pleiku) phối hợp với Công an phường, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn phường Tây Sơn tuyên truyền Luật Trẻ em, phòng-chống tai nạn thương tích, đuối nước cho hơn 1.200 học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn).

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.