Điều gì đang xảy ra với ngành điện?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguy cơ thiếu điện, xin chủ trương nhập khẩu điện... nhưng một mặt vẫn cắt giảm công suất điện gió, điện mặt trời.

Đó là nghịch lý diễn ra trong ngành điện suốt mấy năm nay nhưng không có câu trả lời thấu đáo nào ngoài việc cứ dăm bữa nửa tháng lại có nhà đầu tư năng lượng tái tạo kêu cứu.

Cuối tháng 8 vừa rồi, thị trường năng lượng ngỡ ngàng khi đến lượt “ông lớn” Trung Nam Group cũng phải kêu cứu Chính phủ sau khi bị Tập đoàn Điện lực VN (EVN) dừng khai thác một phần công suất dự án ĐMT 450 MW chưa có cơ chế giá. Trước đó, nhiều doanh nghiệp (DN) cũng than phiền chưa thể lắp điện mặt trời (ĐMT) trên mái nhà để tự dùng, không phát lên lưới điện, vì chưa có cơ chế. Rồi chỗ này chỗ kia nhà đầu tư đối mặt với khó khăn, thậm chí nguy cơ phá sản vì không thể bán điện, không chạy hết công suất... Nhưng dự án 450 MW của Trung Nam Group là dự án đầu tiên do tư nhân đầu tư hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải nhằm giải tỏa công suất ở khu vực này theo đúng tinh thần của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 mà còn bị làm khó, còn bị dừng khai thác 40% công suất thì nói như nhiều DN, ai còn dám đầu tư vào điện gió, ĐMT nữa.

Đáng nói là năng lượng tái tạo bị cắt công suất ngay trong bối cảnh chúng ta đối diện với nguy cơ thiếu điện. Mới cách đây vài ngày thôi, Bộ Công thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất nhập khẩu điện và phương án đấu nối các nhà máy thủy điện từ Lào về VN để góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện VN giai đoạn 2022 - 2025, đặc biệt cho khu vực miền Bắc. Càng không thể hiểu vì sao các dự án năng lượng tái tạo luôn bị làm khó ngay trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đã thống nhất chủ trương phát triển kinh tế xanh. Nói có sách, mách có chứng, cách đây 4 ngày Thủ tướng Chính phủ đã chính thức thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh. Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngay sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Dầu, khí, than đều phải đi mua với giá ngày càng cao, than khai thác càng sâu thì càng đắt; trong khi VN nhiều nắng và gió, không phải mua, nhập, cũng không ai lấy đi được. Bên cạnh đó, công nghệ năng lượng gió và mặt trời càng ngày càng phát triển với giá rẻ hơn. VN có điều kiện để chuyển đổi năng lượng phù hợp xu thế toàn cầu, phát triển ngành công nghiệp chuyển đổi năng lượng, sản xuất các trang thiết bị năng lượng tái tạo”.

Vậy thì điều gì đang xảy ra với ngành điện khi những mâu thuẫn phi lý như nói trên vẫn tồn tại dai dẳng, khi các nhà máy điện vẫn phải đi kêu cứu để được phát điện, khi các nhà đầu tư vẫn phải “xin” để được lắp điện trên mái nhà tự dùng, không đấu nối lên lưới điện quốc gia để giảm tải cho ngành điện? Nếu đổ lỗi cho cơ chế thì cơ quan nào, cá nhân nào chịu trách nhiệm xây dựng cơ chế mà để khoảng trống chính sách kéo dài như vậy? Nên nhớ trong bản dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất trình Chính phủ đã cắt một lượng rất lớn điện than và tăng điện tái tạo. Nhưng nếu từ chủ trương, chính sách xuống thực tế như thế này thì liệu ai còn dám đầu tư vào điện gió, ĐMT nữa?

Chấm dứt tình trạng đổ lỗi cho cơ chế, giải quyết triệt để các vướng mắc là việc mà ngành điện và Bộ Công thương phải làm ngay để đưa điện sạch vào sử dụng.

Theo Niên An (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.