Điểm sáng phong trào hiến đất làm đường giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), hàng trăm hộ dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự nguyện hiến đất, góp công để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn. 
Thôn Tập đoàn 4+5 có 281 hộ với 1.175 khẩu. Trước đây, hệ thống đường giao thông nhỏ hẹp, chủ yếu đường đất, lầy lội khi mưa xuống nên việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Khi xã có chủ trương sửa chữa, mở rộng các tuyến đường nội thôn, Ban Công tác Mặt trận thôn đã tuyên truyền, vận động hơn 150 hộ tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến hơn 1.000 m2 đất và góp hàng trăm ngày công lao động để làm hơn 3 km đường giao thông nội thôn.
Ông Rah Lan Nhoan-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tập đoàn 4+5-cho biết: Ban Nhân dân thôn đã họp dân để lấy ý kiến, thảo luận thống nhất phương án triển khai. Theo đó, khi những tuyến đường được mở rộng thì người dân sống ở hai bên đường tự nguyện hiến đất, tháo dỡ cổng ngõ, hàng rào lùi sâu vào 2-3 m. Đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn cơ bản hoàn thiện, được bê tông trên 95% giúp người dân đi lại dễ dàng. Còn ông Rcom Phối thì cho hay: “Khi xã vận động bà con hiến đất làm đường, tôi đã tự nguyện hiến hơn 60 m2, dời hàng rào vào phía trong. Giờ đây, đường sá trong thôn sạch đẹp hơn trước, rất thuận lợi cho bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô về tận nhà”.
Lãnh đạo xã Chu Gu và người dân thôn Tập đoàn 4+5 kiểm tra hệ thống đường giao thông nội thôn. Ảnh: Gia Hưng
Lãnh đạo xã Chu Gu và người dân thôn Tập đoàn 4+5 kiểm tra hệ thống đường giao thông nội thôn. Ảnh: Gia Hưng
Phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn được người dân buôn Chư Jut hưởng ứng. Buôn Chư Jut được sáp nhập từ thôn Kiến Xương, buôn Bát và buôn Đuk. Buôn có 409 hộ với 1.625 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc Jrai chiếm 60,9%. Đến nay, hệ thống đường giao thông của buôn đã được bê tông hóa trên 90%. Có được kết quả này là nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của hơn 160 hộ dân với gần 10.000 m2 đất và hàng ngàn ngày công lao động. Ông Ksor Khuôn-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Chư Jut-cho biết: Mặc dù đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng khi được tuyên truyền, vận động, bà con đồng thuận cao. Người dân hai bên đường đã tự nguyện hiến đất, tháo dỡ công trình, hàng rào, tạo thuận lợi cho việc mở rộng đường. Trong đó, nhiều hộ tự nguyện hiến 300-500 m2 đất để mở đường giao thông.
Đường giao thông nông thôn ở xã Chư Gu được bê tông hóa. Ảnh: Gia Hưng
Đường giao thông nông thôn ở xã Chư Gu được bê tông hóa. Ảnh: Gia Hưng
Ông Ksor Yit-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Gu-thông tin: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của việc làm đường giao thông nông thôn. Sau hơn 10 năm xây dựng NTM, xã Chư Gu đã vận động được hơn 600 hộ dân tự nguyện hiến hơn 35.000 m2 đất, di rời hàng rào, giải phóng mặt bằng và làm được 53 tuyến đường với chiều dài 13,9 km. Đến nay, hơn 10 km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đạt 100%; 21,5/22,5 km đường trục thôn, xóm được bê tông hóa, cứng hóa, đạt 95,5%; 7,6/9 km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, đạt 84,8%.
“Đến nay, hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã cơ bản được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương và bộ mặt nông thôn cũng ngày càng đổi mới. Bên cạnh đó, những con đường thôn, buôn được người dân bảo vệ, làm con đường hoa góp phần tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Đến nay, xã đã đạt 14/19 tiêu chí và đây cũng là tiền đề để phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay”-Phó Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.
GIA HƯNG
 

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null