Đi vội thì khó nhìn xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều sai phạm, bất hợp lý xảy ra trong thực tiễn do yếu tố chủ quan từ con người. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là khung khổ pháp lý hiện nay vẫn có nhiều khoảng trống, kẽ hở, bất hợp lý.

Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam có khoảng 230 đạo luật; hơn 1.000 nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hơn 7.000 thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ… Nhưng, chất lượng của không ít văn bản pháp luật lại là câu chuyện dài. Tại nghị trường kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, rất nhiều ví dụ đã được chỉ rõ, phân tích.

Phối cảnh sân bay Long Thành

Phối cảnh sân bay Long Thành

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những “sản phẩm” pháp luật chất lượng thấp, tuổi thọ ngắn. Một trong số đó là văn bản pháp luật được thiết kế, xây dựng, thẩm duyệt quá cập rập, vội vàng.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chia sẻ, trước kỳ họp này, Chính phủ có đề xuất một số giải pháp, như thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực hiện các dự án có tổng kinh phí dưới 15 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong cơ sở, công trình đã có. Theo quy định, muộn nhất ngày 2-5, hồ sơ phải được gửi đến các cơ quan của Quốc hội để đánh giá, thẩm tra. Nhưng, mãi tới ngày 12-5, Chính phủ mới trình.

Thậm chí, để thẩm tra dự án luật sửa nhiều luật có liên quan đến các công trình giao thông (như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư) để mở rộng phần vốn nhà nước tham gia trong một số trường hợp, phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương, nhằm gỡ vướng cho dự án sân bay Long Thành…, cơ quan thẩm tra cũng chỉ có 10 ngày thẩm tra trước khi kỳ họp khai mạc, trong khi vấn đề này đã được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ ra từ tháng 8-2022. Tháng 10-2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi thị sát dự án trọng điểm quốc gia này và đã có thông báo kết luận những vấn đề cần tháo gỡ…

Hơn bao giờ hết, phương châm “từ sớm, từ xa” cần được quán triệt trong xây dựng pháp luật. Đi vội thì khó nhìn xa, xây dựng pháp luật cập rập thì “công trình” khó lòng đạt được chất lượng, độ bền như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.