Di sản lớn nhất là tình yêu thương nhân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã có rất nhiều bài viết về những di sản lớn lao mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho nhân dân, cho đất nước. Nhưng điều khiến tôi quan tâm nhất chính là tình cảm, là lòng tin của nhân dân đối với người lãnh đạo tối cao của Việt Nam.

Nhân dân đã rơi nước mắt tiếc thương. Nhân dân đã nhớ lại khi còn sống, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thương yêu, quý trọng nhân dân như thế nào. Tình thương yêu của Tổng Bí thư lan tỏa tới những người dân nghèo khổ nhất, những người dễ bị lãng quên, dễ bị bỏ lại phía sau nhất.

Tôi nghĩ, tình yêu thương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với nhân dân mình chính là một di sản hết sức quý báu ông để lại cho nhân dân. Ngày xưa, khi Bác Hồ qua đời, nhà thơ Việt Phương đã viết bài thơ khóc Bác: "Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương". Vâng, đó là di sản lớn nhất Bác Hồ để lại cho quê hương đất nước, cho nhân dân. Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kế tục xứng đáng với di sản của Bác Hồ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi tình yêu thương chân thành tới nhân dân, thì ông nhận được tình yêu thương cũng rất chân thành của nhân dân đối với mình. Đạo đức, nhân cách, tình yêu thương và lòng nhân từ đối với con người mãi mãi là di sản vô giá mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho chúng ta.

Đất nước rồi sẽ tiếp tục phát triển, người dân còn nghèo rồi có thể vượt lên trở thành khá giả, nhưng cái ở lại lâu bền nhất với chúng ta không phải tiền bạc hay của cải, mà chính là tư cách làm người. Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất", thì danh dự cũng là một di sản hoàn toàn thuộc về tinh thần, thuộc về nhân cách, thuộc về đạo đức. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại tấm gương về tư cách làm người hết sức tốt đẹp cho chúng ta. Đó chẳng phải là di sản quý báu trong thời đại này hay sao?

Cùng với thời gian, mỗi chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu, suy ngẫm về những di sản mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại. Mục đích cuối cùng cũng là để chúng ta sống tốt hơn, biết yêu thương hơn, nhân ái hơn, và trọng danh dự hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.