Đi lên bằng nội lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nguyên phó thủ tướng, một nguyên bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và 4 thứ trưởng của bộ này vừa bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kiến nghị xem xét kỷ luật.

Tại sao ở Bộ GTVT lắm chuyện lùm xùm vậy?

Câu trả lời rất dễ tìm: GTVT là một trong những lĩnh vực ngốn ngân sách nhà nước nhiều nhất; có nhiều dự án, công trình dễ "chấm mút" nhất, vì đường sá, cầu cống... khó kiểm toán hơn các dạng công trình khác. Đây là lĩnh vực dễ hình thành các nhóm lợi ích nhất vì GTVT liên quan đến rất nhiều bộ, ngành...

Theo thông tin từ Bộ GTVT, toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam có chiều dài 2.109 km, trong đó đến năm 2020 sẽ phấn đấu hoàn thành 2.000 km đường cao tốc. Về tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo Nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến năm 2021, sẽ đầu tư 654 km, chia thành 11 dự án, trong đó có 3 dự án đầu tư công và 8 dự án BOT. Tổng số vốn cho 11 dự án lên tới hơn 118.000 tỉ đồng, riêng 3 dự án đầu tư công cần 55.000 tỉ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng cho 8 dự án BOT cần 13.000 tỉ đồng.

Bộ GTVT cũng cho biết sẽ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tổng chiều dài 1.559 km, được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách, có tổng mức đầu tư 1.334.459 tỉ đồng (58,7 tỉ USD), trong đó 80% là vốn của nhà nước. Thời gian thực hiện trong 30 năm, từ 2020-2050.

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam và đường sắt cao tốc Bắc - Nam có yếu tố Trung Quốc (sẵn sàng đầu tư) đã được nhiều người dân và giới trí thức đề cập về nhiều bài học nhãn tiền "tiền mất tật mang". Tại sao chỉ có Trung Quốc mặn mà với các dự án này? Bởi vì một số nhà thầu của họ giỏi "đi đêm" và nếu không cảnh báo kịp thời thì nhóm lợi ích sẽ lại tiếp tục đi vào "vết xe đổ" của những người tiền nhiệm.

Công luận rất quan tâm đến ý kiến có trách nhiệm của ông Trương Gia Bình - Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân ngày 2-5 vừa qua: Nếu giao các dự án lớn như đường sắt cao tốc Bắc - Nam hay Cảng Hàng không quốc tế Long Thành cho khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thì sẽ tiết kiệm được cả về thời gian và kinh phí đầu tư.

Nên chăng, kêu gọi nội lực của những tập đoàn đã có thành tích tự đầu tư chuyển sang đóng góp làm đường cao tốc. Bớt làm cao ốc căn hộ đi, bớt lắp ráp ôtô đi, đừng dàn trải làm sân bay, bến cảng khắp nơi nữa, chuyển nguồn lực qua làm các dự án có trọng điểm hơn.

Song song với việc đó là bán trái phiếu, công phiếu để huy động khối tiền và vàng khổng lồ đang nhàn rỗi trong dân. Nếu biết cách khơi dậy lòng yêu nước thì người dân, doanh nghiệp sẽ ủng hộ. Dân tin thì có thể đóng góp nhiều hơn. Điều cốt yếu là làm cho người dân thấy cái tâm và cái tầm của cấp lãnh đạo thì với sức người và sức mạnh nội lực sẽ làm được nhiều điều hơn cả mong đợi.

Tô Văn Trường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.