Trường Sa trong trái tim nữ phóng viên Thanh Niên

Đi để sống có trách nhiệm hơn với Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi đặt chân lên chuyến tàu KN-290 đi Trường Sa vào giữa năm 2022 cùng đoàn công tác số 9 - TP.HCM, tôi được thông báo là một trong hai thành viên nhỏ tuổi nhất.

Điều này càng làm tăng niềm vinh dự của tôi khi tham gia đoàn với tư cách là nhà báo, vì đối với nhiều người dân Việt Nam, đến được Trường Sa là một ước mơ.

Với 9 ngày (11 - 19.5) lênh đênh trên biển, tôi được ghé thăm các điểm đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Sinh Tồn, Cô Lin, Núi Le B, Tốc Tan A, Thuyền Chài B, Đá Tây B, Trường Sa Lớn và Nhà giàn DK1/8. Để rồi khi trở về, tôi mất nhiều tuần mới có thể định hình rõ cảm xúc của bản thân và viết loạt Hải trình Trường Sa. Tôi càng thấy tự hào hơn khi loạt bài này của Báo Thanh Niên được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM trao giải đặc biệt của giải báo chí "MTTQ Việt Nam TP.HCM - Vì hạnh phúc của nhân dân" lần 2 năm 2023, đúng dịp tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân.

Chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ ở Trường Sa luôn vượt qua khó khăn để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Ảnh Thanh Niên

Chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ ở Trường Sa luôn vượt qua khó khăn để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Ảnh Thanh Niên

Sau đó một năm, từ ngày 15 - 22.9.2023, tôi lại có cơ hội quay lại không gian của chiếc tàu KN-290, làm quen với nhiều thành viên mới và bắt đầu hành trình thăm biển đảo Tây Nam, đến với các chiến sĩ và nhân dân ở Nhà giàn DK1/10, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Hòn Chuối, Nam Du, Hòn Đốc và Phú Quốc.

Cũng như chuyến đi Trường Sa, khi trở về đất liền, tôi cũng mất nhiều tuần mới có thể bình tâm để bắt đầu viết bài. Loạt bài Biển đảo Tây Nam gồm 9 kỳ, rất may mắn được độc giả yêu thích. Tôi hạnh phúc không gì bằng! Nếu ai hỏi về kỷ niệm của tôi trong hai chuyến hải trình này, tôi có thể kể hàng giờ. Từ việc sống trên tàu không wifi, không mạng xã hội, cho đến những cuộc nói chuyện, sinh hoạt, gặp gỡ với rất nhiều con người mới; tất cả các trải nghiệm làm tăng lên đáng kể vốn sống của tôi.

Phóng viên Phạm Thu Ngân nhận giải đặc biệt của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM

Phóng viên Phạm Thu Ngân nhận giải đặc biệt của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM

Sau khi trở về từ các điểm đảo, tôi thấy mình càng thêm yêu đất nước hơn. Có đi mới thấy Tổ quốc đẹp đến ngỡ ngàng. Tạo hóa đã ưu ái cho Việt Nam rất nhiều cảnh sắc hùng vĩ đến mức khi được chứng kiến thì con người ta không biết làm gì ngoại trừ thốt lên nhiều mỹ từ cảm thán nhất có thể. Việc gặp gỡ chiến sĩ, người dân sống ở những điểm đảo, góp phần hằng ngày vào công cuộc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc làm cho tôi cảm thấy mình nhỏ bé hơn. Và rồi những cảm nghiệm này sẽ giúp con người trân quý hơn giá trị của hòa bình và sống một cách trách nhiệm hơn với quê hương, nghề nghiệp.

Phóng viên Phạm Thu Ngân chụp hình lưu niệm cùng các em học sinh ở Hòn Chuối. Ảnh Thanh Niên

Phóng viên Phạm Thu Ngân chụp hình lưu niệm cùng các em học sinh ở Hòn Chuối. Ảnh Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

(GLO)- Từ những nguyên liệu “cây nhà lá vườn”, người Jrai khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai đã chế biến thành món ăn thập cẩm đạm bạc. Dù không nêm nếm bất cứ gia vị nào, song món ăn này lại đậm đà hương vị ẩm thực đặc trưng của người Jrai.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Trào lưu Labubu đã là dĩ vãng?

Trào lưu Labubu đã là dĩ vãng?

Sau một thời gian 'gây sốt', Labubu không còn được mọi người ráo riết săn lùng như trước nên giá trị của mỗi con Labubu không còn bị đẩy lên quá cao.