Dẹp tổ chức học trước khai giảng là quá đúng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Trần Quang Nam-Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Giáo dục Đào tạo - thông báo tại cuộc họp báo định kỳ ngày 30.6 rằng, từ năm học 2020-2021, sẽ chấm dứt tựu trường và đi học trước khoảng một tháng rồi mới khai giảng.

 

 Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn



Thông tin này nghe quá mừng, như một sáng kiến đổi mới xuất sắc của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Nhưng ngẫm kỹ thì chẳng có sáng kiến, chẳng có đổi mới gì ở đây cả.

Từ những năm tháng xa xưa, học sinh nghỉ hè là cứ chơi cho đến ngày khai giảng mới chính thức học lại. Nếu học sinh có đến trường sớm là vì những lý do liên quan đến sắp xếp việc học, không phải đi học. Nhưng không biết cải tổ cải tiến kiểu gì, bỗng dưng Bộ Giáo dục - Đào tạo bắt học sinh đi học trước một tháng rồi mới khai giảng sau, đó là cải lùi không phải cải tiến.

Ngày khai giảng, học sinh đến trường với tâm trạng: “Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ. Tim run run trăm tình cảm rụt rè. Tuổi mười lăm gấp sách lại, đứng nghe. Lòng mới mở giữa tay đời ấm áp” (Huy Cận). Còn đi học cả tháng rồi thì còn chi “ngập ngừng”, “run run”, “rụt rè” và “lòng mới mở”.

Học một tháng rồi thì khai giảng gì nữa, cho nên dẹp bỏ việc tổ chức học trước khi khai giảng là trở về với những sự chuẩn mực của ngày xưa mà ngày nay chúng ta đã tự làm hỏng nó.

Không chỉ dẹp bỏ việc học trước khai giảng, mà nên dẹp nhiều thứ khác. GS-TS Phan Thanh Sơn Nam - Trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa TPHCM - cho rằng, nên bỏ hết tất cả các bài tập khó ở chương trình phổ thông ở tất cả các môn, chỉ giữ lại những phần cơ bản nhất, để dành thời gian làm chuyện khác. Thời gian còn lại, xin hãy thiết kế chương trình học để có thể làm những chuyện có ích hơn.

Theo Giáo sư Phan Thanh Sơn Nam, những chuyện có ích đó là luyện tập thể dục thể thao, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sống tối thiểu, rèn ngoại ngữ, và đặc biệt là “dạy thêm cho các em biết thương những phận đời dưới đáy xã hội”.

Bất cứ thời nào, dạy cho học sinh biết yêu thương tha nhân cần hơn giải được bài toán hóc búa.

Đừng nghĩ đến cải cách giáo dục với những đề án to tát, hãy dẹp ngay các loại bài tập tra tấn hại não, những bài học thuộc lòng nhồi nhét khai thác sức nhớ nhưng hủy hoại sức sáng tạo. Học sinh đến trường để học nhưng mà vui chơi, không phải những “hình nhân” di động vật vờ trong sân trường.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dep-to-chuc-hoc-truoc-khai-giang-la-qua-dung-816579.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.