Dẹp nạn "hung thần" xe ben

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

6 tháng đầu năm, TP HCM xảy ra 1.135 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ (kể cả va chạm), làm chết 310 người, bị thương 724 người.

Nếu chỉ nhìn vào số vụ sẽ thấy so cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2020, TP đã giảm 169 vụ TNGT. Tuy nhiên, điều rất đáng lưu ý là dù số vụ giảm khá cao nhưng số chết do TNGT trên địa bàn lại tăng 77 người, tương đương tăng 33%. Tăng số người chết, đồng nghĩa với việc số vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng tăng cao.

Điều này có vẻ mâu thuẫn với kết quả của tình hình TNGT trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu 2021. Vì dịp Tết nguyên đán, năm nào lưu lượng phương tiện lưu thông cũng tăng đột biến và tăng cao nhất (chưa kể TNGT liên quan đến rượu, bia cũng cao nhất) trong tất cả các dịp lễ Tết của năm.

Thế nhưng, qua 7 ngày nghỉ Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 từ ngày 10 đến ngày 16-2 (tức 29 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), trên địa bàn TP không chỉ giảm về số vụ TNGT mà còn giảm sâu cả số người chết. Cụ thể: Chỉ xảy ra 24 vụ (kể cả va chạm ít nghiêm trọng), làm 5 người chết, so cùng kỳ năm 2020 thì số vụ giảm 17,24% và số người chết giảm đến 37,5%.

Tuy số vụ TNGT của 6 tháng qua trên địa bàn TP có giảm 12% đã là mừng, tuy nhiên cũng chưa thể nói gì nhiều về những đột phá trong cải thiện tình hình TNGT đường bộ. Bởi 6 tháng qua là thời điểm tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, việc lưu thông được hạn chế qua nhiều thời điểm. Khi phương tiện giảm lưu thông trên đường cũng đồng nghĩa với việc đường sá thông thoáng hơn, số vụ TNGT cũng vì thế sẽ dễ giảm. Điều này thấy rất rõ như dịp cao điểm của 4 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, khi cả nước chỉ xảy ra 111 vụ, làm chết 58 người, bị thương 64 người. So với 4 ngày nghỉ của dịp lễ này vào năm 2020 thì giảm 22 vụ, giảm 21 người chết, giảm 12 người bị thương.

Vì sao số người chết vì TNGT của 6 tháng qua tăng so với cùng kỳ năm trước là câu hỏi rất cần được trả lời thấu đáo.

Do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông? Cái này đúng. Nhưng rất cần cụ thể hơn về những dạng lỗi về ý thức. Vì chỉ khi "định bệnh" chính xác thì mới hy vọng tìm ra phương thuốc để hóa giải.

Lấy chuyện "binh đoàn" xe ben mới xảy ra vào đêm 21-6 là một ví dụ. Đoàn xe ben 5 chiếc này đã phóng gây náo loạn tại ngã tư Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) y như chốn không người, vào thời điểm các tuyến đường này cấm xe tải lớn di chuyển vào. Có thời điểm đoàn xe ben này phóng với tốc độ 90 km/giờ dù tuyến đường chỉ cho phép vận tốc tối đa 60 km/giờ, vượt đèn đỏ và lấn cả vào làn xe hai bánh.

Tất nhiên, "binh đoàn" xe ben kia đã bị xử lý. Nhưng vì sao dạng "hung thần đường phố" tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông quá cao như vậy vẫn nghênh ngang giữa nội đô, trong thời điểm cấm di chuyển vào? Loại này mà gây tai nạn thì không thể như xe máy, xe đạp va chạm nhau, bởi dù chỉ 1 vụ cũng nguy cơ thiệt hại hàng loạt mạng người.

 

LƯƠNG DUY CƯỜNG
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.