Đến lúc xóa độc quyền vàng miếng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc họp toàn thể của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì.

Với sự thống nhất đề xuất bỏ cơ chế nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, là thông tin được kỳ vọng từ lâu.

Đề xuất trên đã được Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGTA) cùng một số chuyên gia kiến nghị từ nhiều năm qua. Mục đích của những đề xuất này nhằm tăng cung cho thị trường vàng, nhất là vàng miếng SJC vốn từ hơn chục năm nay không có nguồn cung từ nhập khẩu (kể từ Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng) để sản xuất vàng SJC. Giá vàng SJC do thiếu nguồn cung nên ngày càng nới rộng khoảng cách với giá thế giới, một số thời điểm chênh lệch kỷ lục từ 17 - 19 triệu đồng/lượng.

Nếu chính sách quản lý vàng hiện tại được sửa đổi theo hướng Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô thì giải pháp này bước đầu sẽ tạo nguồn cung cho thị trường khi một số công ty đủ điều kiện cũng có thể sản xuất vàng miếng như công ty SJC, PNJ, DOJI…

Theo tôi, giải pháp có thể áp dụng là cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu theo hạn ngạch (quota) nhất định, khi thị trường ổn định sẽ bỏ quota hoặc điều chỉnh dần theo thực tế. Nếu cho nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng SJC thì cũng cần nhập nguyên liệu sản xuất vàng nhẫn, vàng trang sức, vì nhu cầu thị trường gần đây đối với loại vàng này tăng cao. Vàng trang sức thực chất cũng chỉ là một loại hàng hóa có giá trị như các loại hàng hóa khác, không phải là tiền tệ.

Riêng với câu chuyện lo ngại nhập khẩu vàng nhiều sẽ tốn ngoại tệ, ảnh hưởng tới lạm phát, tỉ giá, cần đánh giá một cách toàn diện hơn, không chỉ lo ngại người dân chỉ mua và tích trữ vàng mà không bán ra! Nếu nhìn trên thị trường thế giới, vàng có nhiều vai trò. Các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư cũng có những giai đoạn bán vàng ra trong nhiều năm liên tiếp, chứ không chỉ mua vào.

Với vàng trong dân ở Việt Nam, nhiều người có tâm lý mua tích trữ nhưng vẫn có những giai đoạn người dân bán ra khi giá trong nước thấp hơn thế giới. Đơn cử đầu năm 2019, có nhiều thời điểm giá vàng SJC quanh mức 37 triệu đồng/lượng và cao hơn đáng kể so với giá thế giới. Vàng là loại tài sản có tính thanh khoản rất cao nên cũng không quá lo lắng việc người dân mua tích trữ vàng. Hiện tại, nhu cầu mua vàng tăng do các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là lãi suất tiền gửi thấp, nhưng đến một giai đoạn các kênh đầu tư này hấp dẫn hơn, người dân sẽ bán vàng ra.

Việc sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng theo hướng xóa bỏ độc quyền vàng miếng và cấp phép cho một số doanh nghiệp khác cùng sản xuất vàng miếng là cần thiết, phù hợp với xu hướng quốc tế khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng. Khi điều tiết cung vàng miếng phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề chênh lệch giá trong nước với thế giới.

Theo Thái Phương ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.