Đêm trắng ở biên giới Tây Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đêm biên giới, những cơn mưa giông tầm tã trút xuống, những người lính quân hàm xanh thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang vẫn kiên cường bám chốt, thay nhau tuần tra tuyến biên giới giáp Campuchia.

Tối 19.4, lực lượng biên phòng ở chốt số 23 phát hiện và bắt giữ một trường hợp nhập cảnh trái phép bằng cách bơi qua sông. Đối tượng này được xử lý và đưa về khu cách ly ngay sau đó. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tối 19.4, lực lượng biên phòng ở chốt số 23 phát hiện và bắt giữ một trường hợp nhập cảnh trái phép bằng cách bơi qua sông. Đối tượng này được xử lý và đưa về khu cách ly ngay sau đó. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Có mặt tại Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình (H.An Phú, An Giang) những ngày mà tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Campuchia đang diễn biến phức tạp mới cảm nhận rõ rệt sự căng thẳng của lực lượng tuyến đầu ngày đêm căng mình phòng chống dịch ở biên giới Tây Nam.
Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình quản lý tuyến biên giới kéo dài chừng 15 km thuộc H.An Phú, nơi đây chỉ cách địa phận Campuchia vài chục mét, với địa hình phức tạp gồm cả đường sông và đường bộ. Đây là một trong những tuyến đường ngắn nhất từ An Giang đi Phnom Penh (Campuchia). Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, dọc tuyến biên giới này được điều động 35 chốt với hàng trăm chiến sĩ biên phòng luân phiên nhau túc trực, tuần tra nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Sáng 21.4: Không có ca mắc Covid-19, gần 107.000 người đã tiêm vắc xin
Theo thượng tá Nguyễn Hoài Linh, Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình, địa hình đường biên giới ở đây khá phức tạp, trên đường bộ thì những vườn cây rậm rạp, còn đường sông thì các lồng bè nhấp nhô làm khuất tầm nhìn gây khó khăn cho việc tuần tra giám sát. Hiện nay tình hình dịch bệnh ở Campuchia đang rất phức tạp, nhiều người Việt Nam sinh sống ở Campuchia theo tâm lý lo sợ đã tìm mọi cách để trốn về, gây rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
“Khó khăn nhưng anh em luôn cố gắng hết mình để ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, làm tốt công tác phòng chống dịch. Thời gian tới đơn vị vẫn tiếp tục siết chặt đường biên với quyết tâm không để dịch bệnh lây lan vào địa phận Việt Nam”, thượng tá Linh nhấn mạnh.
Chiều biên ải khi mặt trời vừa xuống, trung úy Chao Sóc Chươn và trung úy Huỳnh Khắc Phong thay nhau người quan sát tình hình, người vo gạo thổi cơm ngay trên sông. Bữa cơm đạm bạc với rau muống và ít cá diễn ra gọn lẹ, họ lại tiếp tục nhiệm vụ theo dõi vị trí được phân công.
“Anh em thay nhau đi chợ mua rau, cá để sẵn trên ghe rồi nấu ăn cho tiện theo dõi tình hình luôn, buổi tối thì ngủ trên ghe. Tuy không được đầy đủ như ở đơn vị nhưng anh em vẫn luôn động viên nhau cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ”, trung úy Chươn bộc bạch.
Những đêm tháng 4 ở biên giới Tây Nam mưa gió thất thường, những người lính mang quân hàm xanh lại lên đường đi tuần tra trên sông. Hết ca họ chợp mắt ngủ ngay bên bờ sông rồi lại tiếp tục thay nhau lên đường. Hơn một năm qua kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, những người lính biên phòng ở tuyến đầu biên giới này vẫn ngày đêm kiên cường với trách nhiệm ngăn chặn nguồn bệnh để bảo vệ sự bình yên cho đồng bào.

Chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình tuần tra trên sông Bình Di lúc nửa đêm. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình tuần tra trên sông Bình Di lúc nửa đêm. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Lực lượng biên phòng tuần tra tuyến biên giới trên sông, nơi đây cách địa phận Campuchia bởi một con sông. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Lực lượng biên phòng tuần tra tuyến biên giới trên sông, nơi đây cách địa phận Campuchia bởi một con sông. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Chốt 32 thuộc Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình tuần tra dọc tuyến biên giới đường bộ thuộc xã Khánh Bình (H.An Phú, An Giang). ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chốt 32 thuộc Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình tuần tra dọc tuyến biên giới đường bộ thuộc xã Khánh Bình (H.An Phú, An Giang). ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Các chiến sĩ tranh thủ chợp mắt ngay trên sông để tiếp tục lên đường khi đến ca trực. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Các chiến sĩ tranh thủ chợp mắt ngay trên sông để tiếp tục lên đường khi đến ca trực. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Trung úy Chao Sóc Chươn vo gạo để nấu bữa cơm chiều cho đồng đội ngay trên sông. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Trung úy Chao Sóc Chươn vo gạo để nấu bữa cơm chiều cho đồng đội ngay trên sông. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Thiếu tá Lê Văn Tuấn và đại úy Nguyễn Đăng Khoa canh gác đường biên giới xã Khánh Bình, là một hàng rào bằng cây. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Thiếu tá Lê Văn Tuấn và đại úy Nguyễn Đăng Khoa canh gác đường biên giới xã Khánh Bình, là một hàng rào bằng cây. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Theo Ngọc Dương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 5: Những thương binh đặc biệt ở đất Tổ

Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 5: Những thương binh đặc biệt ở đất Tổ

Chiến đấu ngoan cường, bị thương thập tử nhất sinh khiến những người lính có một thời gian nao núng. Rồi cũng bằng ý chí sắt đá của người lính, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bè bạn và cộng đồng, những thương binh đang định cư ở đất Tổ ngày một khỏe hơn, biết làm kinh tế và còn viết văn, làm thơ…
Trong mây Vân Sơn - Kỳ 1: Về thăm “thung lũng mây”

Trong mây Vân Sơn - Kỳ 1: Về thăm “thung lũng mây”

Xã Vân Sơn nằm ở trung tâm của huyện vùng núi Tân Lạc, Hòa Bình, nối liền một dải với vùng cao Son Bá Mười của tỉnh Thanh Hóa, nơi có thể được coi là sự nối dài của Tây Bắc về mặt địa chất. Nơi đây, những cảm thức Mường còn đậm đặc, rõ rệt, hiện diện trong từng thói quen ngày thường của bà con.
Những làng chài bên biển

Những làng chài bên biển

Dọc bờ biển khu vực miền trung có rất nhiều làng chài, nơi cuộc sống hằng ngày của người dân biển diễn ra muôn hình vạn trạng. Ở đó, mỗi làng chài lại mang một nét đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh đa sắc về cuộc sống mặn mòi của những ngư dân bám biển.
Hồn biển Lăng Cô (Kỳ 1)

Hồn biển Lăng Cô (Kỳ 1)

2024 là tròn 15 năm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) ra nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp của thế giới. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về Lăng Cô như ở đó có nhộn nhịp gì đâu, có kiến trúc lâu đời đâu mà dừng chân chiêm ngưỡng…