Đề xuất thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ GD-ĐT vừa chính thức thông qua Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể.

Điều đáng chú ý là trong chương trình mới này, số lượng môn học, thời lượng học ở cả 3 bậc học: Tiểu học, THCS, THPT đều giảm so với dự thảo. Đặc biệt, hoạt động hướng nghiệp được đẩy mạnh thực hiện từ năm lớp 8. Hoạt động trải nghiệm được coi là một trong những nội dung không thể thiếu trong chương trình mới.

Sau khi chương trình được thông qua, một số lãnh đạo trường học đã có những ý kiến, đề xuất với lãnh đạo Bộ trước khi áp dụng chính thức vào các trường học.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giảm tiết học phải song hành với giảm kiến thức môn học

Bà Trần Thúy Nga, Hiệu trưởng trường THCS Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, việc tư vấn nghề nghiệp, dạy nghề cho học sinh được các trường THCS thực hiện từ năm lớp 8 rất tốt. Điều này sẽ giúp cho những học sinh nào không có năng lực học tập tiếp lên cấp THPT thì có thể chuyển sang học nghề.

Về số tiết học ở bậc THCS trong chương trình GDPT tổng thể giảm so với dự thảo lần 1. Cụ thể, lớp 6, 7 giảm 58 tiết (gồm cả bắt buộc và tự chọn), khối 8, 9 giảm 78 tiết (cả bắt buộc và tự chọn). Tuy nhiên, nếu giảm số tiết học xuống mà chương trình học không thay đổi thì nội dung kiến thức của 1 tiết học lại tăng lên. Vì vậy, nếu chương trình GDPT tổng thể đã giảm thời lượng tiết học xuống phải song hành với việc giảm kiến thức môn học xuống thì mới phù hợp với học sinh.

Việc tích hợp giữa các môn học nên cụ thể hơn như: Tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, các môn năng khiếu thì cần có sự tích hợp ở nhiều bài học hơn, chứ không nên chỉ tích hợp ở một môn học.

Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường là phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở các trường học tại các địa phương.

Theo bà Trần Thúy Nga, ở các địa phương có diện tích đất đai rộng sẽ thuận lợi cho các hoạt động trải nghiệm. Còn các trường THCS trong nội thành ở một số thành phố ít có không gian để giáo viên thực hiện hoạt động trải nghiệm. Để thực hiện được hoạt động này, các trường này phải cho học sinh đến địa phương khác.

Trước khi thực hiện chương trình GDPT tổng thể, Bộ GD-ĐT nên có sự truyền đạt, hướng dẫn và tập huấn cho các địa phương thật kỹ lưỡng. Từng trường học, cán bộ quản lý cho đến giáo viên cần nắm thật chắc và đúng những nội dung thay đổi trong chương trình để khi triển khai mới có thể đạt hiệu quả, đồng bộ.

Ngoài ra, đối với hoạt động trải nghiệm không phải là nội dung nào cũng có thể thực hiện tại trường nên rất cần được các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất.

Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên rất quan trọng

Đối với cấp THPT, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội nêu quan điểm, trong chương trình GDPT tổng thể vừa được Bộ GD-ĐT thông qua, tổng số tiết học của mỗi năm là 1015 tiết, thấp hơn so với lớp 10 ở bản dự thảo lần 1 là 85 tiết nhưng nhiều hơn lớp 11, 12 so với bản cũ là 30 tiết.   

Nếu các trường THPT có thể điều tiết được thời lượng chương trình các môn học thì hoàn toàn có thể dạy học được, không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng giảng dạy.

Đối với hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện ở các trường THPT nhưng vẫn còn ít và sơ sài, chưa được đặt ra là hoạt động thiết yếu trong trường học. Nếu bây giờ hoạt động này được chú trọng hơn thì các thầy cô giáo cần được hướng dẫn một cách cụ thể.

Ngoài ra, hiện nay, các trường THPT công lập đang còn rất khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động sáng tạo và trải nghiệm.

Ví dụ như nhà trường muốn tổ chức hoạt động trải nghiệm về học kỳ quân đội để học sinh hiểu rõ hơn về lực lượng vũ trang hay tham gia các hoạt động xã hội để biết cách thức ăn uống, xếp hàng và lấy đồ ăn như thế nào cho lịch sự thì rất cần sự ủng hộ tài chính từ phía phụ huynh học sinh và các thành phần xã hội khác.

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, để thực hiện chương trình GDPT tổng thể, với điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên như hiện nay, các trường THPT công lập không thể thực hiện chuẩn ngay được mà cần phải có lộ trình, thời gian.

Ví dụ như trong 3 năm đầu, các trường thực hiện hoạt động trải nghiệm được đến đâu, sau bao nhiêu năm thì các trường có thể đạt chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đáp ứng cho giảng dạy theo chương trình mới.

Bích Lan/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Chư Prông tiếp nhận 290 đơn vị máu an toàn

Chư Prông tiếp nhận 290 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Ngày 22-3, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Chư Prông và Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức phát động hiến máu tình nguyện đợt 1, năm 2025.

Hủy kết quả thi tuyển công chức, viên chức nếu viết, vẽ nội dung không liên quan bài thi vào giấy thi

Hủy kết quả thi tuyển công chức, viên chức nếu viết, vẽ nội dung không liên quan bài thi vào giấy thi

(GLO)- Tại Thông tư 001/2025/TT-BNV về nội quy và quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức, Bộ Nội vụ quy định rõ các hình thức xử lý vi phạm đối với thí sinh dự thi. Trong đó, sẽ hủy kết quả thi nếu thí sinh viết, vẽ nội dung không liên quan bài thi vào giấy thi.