Để người dân vừa 'được tiếng' vừa 'có miếng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước khi thu hồi 5.000 ha đất để xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành), cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã lập đề án chuyển đổi và đào tạo nghề cho hàng ngàn người dân nằm trong vùng dự án, để họ nhanh chóng hòa nhập, an cư tại nơi ở mới.

Đề án còn tính đến cả chuyện tạo điều kiện cho con em của những người dân đã nhường đất có "suất" làm việc tại đây.

Được làm việc tại sân bay được đánh giá hiện đại bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á là niềm mơ ước của rất nhiều người, nhất là người ở địa phương. Theo Cục Hàng không Việt Nam, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động dự kiến sẽ cần 13.769 người lao động.

Thế nhưng ngành hàng không có tính đặc thù, cũng như đòi hỏi về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn rất cao khi tuyển dụng. Việc đào tạo không phải đơn vị nào cũng có thể làm được vì phải được Cục Hàng không cấp phép. Tính đến thời điểm này, mới có 25 đơn vị trên cả nước được cấp phép đào tạo.

Trước những bài toán trên, Đồng Nai đang cố gắng đưa ra lời giải. Một trong những hướng đi mà "chủ nhà" hướng tới là mở trường đào tạo nghề chuyên sâu về ngành hàng không ngay tại địa phương. Vì nếu tại Đồng Nai có những cơ sở đào tạo như vậy sẽ là lợi thế cho con em trong tỉnh, giảm bớt được chi phí trong quá trình theo học.

Thế nhưng đó là trên lý thuyết, là mong muốn của lãnh đạo Đồng Nai. Muốn hiện thực hóa được điều này, còn tùy thuộc nhiều yếu tố.

Việc kêu gọi tư nhân đầu tư sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, đồng thời tạo điều kiện cho các trường tư thục phát triển. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn phải lưu ý một số yếu tố. Cụ thể, cần xác định rõ nhu cầu nhân lực cụ thể của từng khâu, từng lĩnh vực trong ngành hàng không để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương để triển khai kế hoạch hiệu quả, tránh trường hợp con em của những người nhường đất cho sân bay Long Thành rơi vào cảnh "có tiếng nhưng không có miếng".

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.