Để không còn câu hỏi: Các thầy cô đang "làm trò" gì vậy!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những vụ thầy giáo lạm dụng, thậm chí "ăn thịt" nữ sinh giờ không hề là cá biệt, đang làm lung lay ngay những "pháo đài" tưởng như bất khả xâm phạm của đạo đức xã hội.
Thầy giáo toán vừa bị bắt giam vì đã "quan hệ" với một nữ sinh chưa đủ 16 tuổi dẫn đến có thai. Cô hiệu trưởng thì phát tán ảnh nóng của thầy hiệu phó. Và, dưới những bản tin trong mục “Pháp luật” ấy không biết bao nhiêu người đã bình luận bằng một câu hỏi.
Thầy giáo toán N.V.C vừa bị công an Kiên Giang bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi quan hệ với người dưới 16 tuổi.
“Người dưới 16 tuổi”, chính là một nữ sinh do thầy dạy dỗ.
Thêm một chi tiết nữa, dù sự việc xảy trong nhiều năm, thầy giáo thậm chí từng đưa nữ sinh đi phá thai nhưng ở trường thì “hai thầy trò luôn có khoảng cách, không có biểu hiện thân mật”. Tức là nhà trường không biết gì. Tức là vô can.
Còn trong vụ “thầy hiệu phó lộ ảnh nóng” ở Cần Thơ, Thanh tra Sở GD-ĐT vừa kết luận chính bà Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm khi đã trực tiếp phát tán ảnh nóng của thầy Hiệu phó.
Trên báo chí, bà Hiệu trưởng đề nghị xử lý thế nào để “lấy lại công bằng, giữ lại hình ảnh của người thầy trong tầm mắt của xã hội...”.
Chắc không ngẫu nhiên, báo chí đều đặt các bản tin này trong mục “pháp luật”. Và đúng, nó không thể nào là giáo dục được.
Có thứ giáo dục nào mà thầy giáo lại quan hệ tình dục với  học sinh của mình- một cô bé con chưa qua tuổi vị thành niên, chỉ bằng tuổi con mình. Làm trò người lớn với một học trò mà gia đình, và cả xã hội đã tin tưởng gửi gắm.
Có thứ giáo dục nào mà thầy hiệu phó chụp ảnh những bộ phận nhạy cảm của chính mình, còn bà hiệu trưởng thì phát tán chúng sau khi phát hiện.
Cần phải nói thật, dù là chuyện “con sâu”, nhưng những câu chuyện vô đạo đức như này đang làm lung tay niềm tin xã hội đối với một môi trường mang tính chất “lô cốt của đạo đức xã hội”.
Trò chuyện với hơn 400 hiệu trưởng trong chương trình Tọa đàm “Hiệu trưởng thay đổi vì một trường học hạnh phúc”, thầy Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói tuyệt đối đúng: Khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho giáo viên, giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh, học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh, cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội...”
Hôm nay, chúng ta cũng không thể lấy những ví dụ mang tính chất con sâu để đánh đồng 30.000 vị hiệu trưởng hay 800.000 giáo viên đang ngày ngày tận tụy, thậm chí thầm lặng hy sinh.
Nhưng thật ra, sự bất an của phụ huynh, của xã hội đối với môi trường sư phạm chỉ có thể chấm dứt nếu như hệ thống giám sát đủ mạnh, nếu như hệ thống kỷ luật đủ nghiêm để phát hiện, để ngăn chặn ngay từ những biểu hiện.
Chứ nếu ngay cả những sự vụ tày giời như thầy giáo ngủ với học sinh mà trường vẫn cho rằng không biết gì, vẫn bảo mình vô can thì liệu nỗi bất an có chấm dứt? Thì liệu câu hỏi “các thầy cô đang làm trò gì vậy” sẽ thôi không còn được đặt ra?
Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.