Để F0 không lo lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Diễn biến những tuần qua trong và ngoài nước cho thấy đại dịch Covid-19 còn phức tạp. Để ứng phó với dịch bệnh, bên cạnh ý thức phòng bệnh của người dân, cần sự chuẩn bị kỹ về nhân lực, vật lực của ngành y tế...

Lâu nay hệ thống y tế, từ công đến tư, kể cả nguồn nhân lực thì TP.HCM hùng hậu nhất. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa rồi là liều thuốc thử đối với khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân đối với hệ thống y tế của TP.HCM.

Đại dịch diễn biến nhanh, bất ngờ, đã khiến hệ thống y tế đông và mạnh của TP.HCM chao đảo, làm lộ ra những điểm yếu cần củng cố lại, nhất là y tế cơ sở.

TP.HCM có rất nhiều bệnh viện, trung tâm kỹ thuật cao, chữa được nhiều bệnh khó; và người dân khi có bệnh cũng dồn vào các tuyến trên. Vì vậy, người ta đã “bỏ quên” y tế cơ sở, nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, gần dân khi cần, như trận dịch vừa qua.

Dịch Covid-19 ập đến, thời điểm dịch lên đỉnh điểm, số lượng F0 (dương tính Covid-19) quá đông. Với hệ thống y tế cơ sở (trạm y tế, trung tâm y tế) không có đủ trang thiết bị, nhân lực thì quá mỏng, làm sao đáp ứng được với số F0 dồn dập như thế. Khi ấy, nhiều F0 tại nhà gọi y tế không được, tự vào bệnh viện thì không ai nhận, thuốc men không có... Tình thế ấy làm sao không khiến người dân lo lắng?

Với sự hỗ trợ từ trung ương và các địa phương, lập nên các trạm y tế lưu động, đến nhà điều trị, chăm sóc, phát thuốc cho F0... Từ đó cải thiện dần và thành phố bình yên trở lại, bước vào giai đoạn thích ứng an toàn với dịch.

Diễn biến của đại dịch khó lường, không biết khi nào dừng, nên việc chúng ta chọn giải pháp thích ứng an toàn với dịch Covid-19, mở lại các hoạt động, đi lại để hồi phục kinh tế được xã hội đồng thuận.

Mở ra, F0 tăng là dễ hiểu, nhưng điều quan trọng bây giờ ngoài ý thức phòng bệnh của người dân, thì TP.HCM cần chuẩn bị thật tốt cho y tế cơ sở, từ thuốc men, thiết bị, nhân lực..., nhằm đáp ứng hiệu quả phòng chống dịch; giúp người dân an tâm, giúp F0 không trở nặng gây quá tải cho bệnh viện tầng cao.

Bởi hiện nay lượng F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM rất đông (hơn 60.000 ca). Những ngày gần đây, nhiều người dân phản ánh gia đình họ có F0 nhưng gọi y tế phường không được, có nơi gọi được thì nói không còn thuốc. Điều đó khiến người dân nghĩ rằng, y tế cơ sở bắt đầu đuối sức khi F0 gia tăng, nên họ lo lắng.

Sở Y tế vừa trình UBND TP.HCM phương án thí điểm cơ chế cho y tế tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị F0. Đây cũng là phương án tăng cường việc tiếp cận chăm sóc F0 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo THANH TÙNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.