Để đất nước hùng cường, giàu mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một mùa Xuân mới lại đến với nhiều dự định, khát khao và hy vọng mới.
Một mùa Xuân mới lại đến với nhiều dự định, khát khao và hy vọng mới. Ảnh tư liệu.

Một mùa Xuân mới lại đến với nhiều dự định, khát khao và hy vọng mới. Ảnh tư liệu.

Xuân Quý Mão 2023, không ít người đã nhớ lại cách đây tròn 60 năm - mùa Xuân Quý Mão 1963, đúng vào đêm Giao thừa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm và chúc Tết một số gia đình, đơn vị bộ đội ở Hà Nội; thăm gia đình Anh hùng Lao động ngành công nghiệp Mai Đình Cường; gia đình cụ Võ Thị Xuân, 72 tuổi; ông Phạm Công - Việt kiều mới về nước; nhà tư sản dân tộc Nguyễn Văn Thức và gia đình ông Hồ Đắc Điềm - nhân sĩ trí thức.

Mùng 1 Tết, Bác đi thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân Nhà máy ôtô Hòa Bình; bà con xã viên hợp tác xã Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì), một đơn vị bảo vệ Thủ đô, một đơn vị Cảnh sát Nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Hàm ý chọn các gia đình, nơi chúc Tết của Bác Hồ chính là việc xây dựng và phát triển đất nước cần sự chung tay của nhiều nguồn lực, nhiều thành phần, tầng lớp trong xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

60 năm trôi qua, tư tưởng của Bác vẫn tiếp tục được phát huy. Người lao động, đặc biệt là người lao động trực tiếp là đối tượng được chăm lo, chăm sóc mỗi dịp Xuân về.

Báo cáo của Tổng LĐLĐVN cho biết, có đến 6,5 triệu đoàn viên, người lao động được thụ hưởng từ các hoạt động chăm lo Tết của tổ chức Công đoàn với tổng số tiền khoảng 4.441 tỉ đồng.

Không dễ dàng để có thành quả ấy, nhưng sự nỗ lực của tổ chức Công đoàn với phương châm “không để người nào không có Tết” đã nâng tầm sự kiện “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” trở thành một hoạt động ý nghĩa mang tính toàn quốc với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp.

Chăm lo cho người lao động là một sứ mệnh, một nhiệm vụ không lúc nào được xao nhãng.

Chỉ cách Tết Nguyên đán mấy ngày, Tổng LĐLĐVN đã khẩn trương ban hành gói hỗ trợ lao động mất việc, bị cắt giảm việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã. Mức hỗ trợ từ 1-3 triệu đồng.

Đặc biệt năm nay, đối tượng thụ hưởng đã được mở rộng: Lao động không phải đoàn viên Công đoàn được hỗ trợ bằng 70% so với quy định. Lao động nữ không phải đoàn viên Công đoàn mà từ 35 tuổi trở lên, đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi được nhận 1-3 triệu đồng như các nhóm trên.

Đây là việc làm có ý nghĩa lớn, khẳng định vai trò của Tổ chức Công đoàn, khẳng định sự quan tâm, chăm sóc không chỉ với đối tượng là đoàn viên.

Năm 2023 cũng là năm có nhiều dấu mốc được nêu trong Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Nghị quyết nêu: Năm 2023 phấn đấu các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể đạt tỉ lệ trên 70%. Năm 2023, phấn đấu có 12 triệu đoàn viên.

Chăm lo, bảo vệ người lao động, đặc biệt là dịp Tết cũng chính là hoạt động để xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Công đoàn.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 02 là: Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Công nhân, người lao động đã được xác định là “lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Nhưng để đất nước hùng cường, giàu mạnh thì vẫn cần huy động những nguồn lực khác.

Đó là nguồn lực từ những doanh nhân, những doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tư nhân đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Đó là sự đóng góp của tầng lớp trí thức trong câu chuyện chuyển đổi số, tiếp thu, nắm bắt và chủ động phát triển công nghệ để đất nước tiến nhanh, tiến xa trong quá trình hội nhập với thế giới.

Đó là nguồn lực từ các kiều bào - một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam là chất xúc tác cho thành công đối ngoại.

Và còn nhiều nguồn lực quan trọng khác…

Năm 2023 này được xác định tiếp tục là 1 năm phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19, 1 năm khẳng định bản lĩnh và vị thế Việt Nam.

Trong không khí lạc quan mừng Đảng, mừng Xuân, mừng những thành tựu mới của đất nước, chúng ta tin tưởng dân tộc đang đi đúng hướng, đúng đường trên hành trình trở thành một quốc gia hùng cường, giàu mạnh.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.