Đẩy mạnh các giải pháp quản lý nguồn thu ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tăng cường quản lý công tác thu ngân sách, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết hàng tồn kho và hỗ trợ phát triển thị trường, đồng thời thực hiện sắp xếp cắt giảm, thu hồi chi tiêu công theo hướng tiết kiệm, hiệu quả trong những tháng cuối năm 2013... Đây là những giải pháp tỉnh đề ra nhằm chủ động điều hành, đảm bảo cân đối nguồn thu-chi khi kết quả thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt thấp và giảm so với cùng kỳ năm ngoái...

Theo số liệu của Sở Tài chính, tổng số thu ngân sách 5 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 1.475 tỷ đồng, bằng 43,6% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 40,9% dự toán HĐND tỉnh giao và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các khoản thu cân đối ngân sách là 1.420 tỷ đồng, đạt 42% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Theo nhận định của ngành chức năng, nếu số thu trong quý I, II và III không đạt tỷ lệ trên 50% thì nhiều khả năng cuối năm tỉnh không đạt chỉ tiêu thu ngân sách HĐND tỉnh đề ra, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhiệm vụ chi ngân sách. Đến hết tháng 5, chỉ có 5 địa phương là: Kông Chro, Phú Thiện, Kbang, Đức Cơ, Mang Yang đạt tiến độ thu cao (53,4%-58,9%), còn lại 12/17 địa phương có tiến độ thu thấp, đặc biệt 4 địa phương luôn dẫn đầu trong tốp thu vượt cao và số thu lớn hàng năm như: Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa lại đang nằm trong nhóm cuối có tỷ lệ thu thấp nhất tỉnh (từ 19,7% đến 31,8%).

Dưới góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Dũng- Giám đốc Sở Tài chính cho rằng, cơ cấu kinh tế địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ.

Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt thấp, thì 4 đơn vị có số thu thấp nhất cũng nằm ở vùng trọng điểm về chuyên canh nông nghiệp giá trị cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

Mặc dù hơn 90% nguồn thu trên địa bàn chủ yếu từ nông sản nhưng việc tăng cường quản lý hóa đơn, chứng từ theo Chỉ thị 04 của UBND tỉnh tuy có chuyển biến nhưng kết quả không cao. Bên cạnh đó, việc tính toán giá đất khởi điểm chậm đã ảnh hưởng đến công tác đấu giá đất của nhiều địa phương...

Là một trong số địa phương được giao dự toán thu ngân sách năm 2013 khá cao (chỉ sau TP. Pleiku), Chư Sê đã phấn đấu thu bình quân mỗi tháng khoảng 15 tỷ đồng thì mới đạt chỉ tiêu thu ngân sách cả năm là 146,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức thu bình quân chỉ đạt 5-6 tỷ đồng/tháng, đặc biệt sau khi quyết liệt thực hiện các giải pháp quản lý thu thuế theo Chỉ thị 04 của UBND tỉnh, mức thu tăng lên 7-8 tỷ đồng/tháng.

 

 

Nếu hụt thu ngân sách kéo dài, nhiều khả năng Chư Sê sẽ không đảm bảo được nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo kế hoạch. Cũng theo lãnh đạo huyện Chư Sê, việc các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thu mua nông sản, tìm mọi cách gian lận thương mại để trốn thuế là nguyên nhân chính dẫn đến hụt thu ngân sách địa phương. Đây cũng là thực trạng mà các địa phương như Chư Pưh, Đak Đoa, Chư Prông đang gặp và chưa thể xử lý triệt để vì thiếu lực lượng chuyên trách.

Để giải quyết vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Ngọc Mỹ yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát lại các phần giãn thu, giảm thu đến hạn phải thu theo quy định; kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đồng thời quản lý công tác hoàn thuế đúng đối tượng, rõ ràng và minh bạch. Cơ quan thuế cần xử lý nợ đọng thuế dứt điểm, đối với nợ thuế không có khả năng thu hồi cần báo cáo UBND tỉnh để trình Trung ương xóa nợ.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường phối hợp với cơ quan thuế, tài chính và các lực lượng chức năng trong quản lý nguồn thu tại chỗ, chống thất thu, chống gian lận thương mại tại các địa bàn trọng điểm về nông sản, đồng thời cần tính toán chế độ hỗ trợ về kinh phí cho lực lượng phối hợp tại chỗ. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, các sở, ngành, địa phương tổng hợp đề xuất tỉnh thực hiện cắt giảm chi, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách đối với số vốn đầu tư và kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán 2013 nhưng đến ngày 30-6 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng quy định.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển, nhất là đối với các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia…; các địa phương cần chú ý quản lý tốt nguồn dự phòng ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách và thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của những tháng cuối năm...

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm