Đặt người dân ở vị trí trung tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc vận hành một thành phố lớn, một đô thị đặc biệt như TP HCM luôn luôn có độ phức tạp cao. Trong quá trình phát triển của mình, thành phố luôn đặt người dân ở vị trí trung tâm.

Tại lễ trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 4 - 2023 sáng 29-8 do Báo Người Lao Động tổ chức, báo cùng với Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã ký kết bàn giao dữ liệu về cuộc thi từ lần 1 đến nay. Sở TT-TT là nơi đang quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung của thành phố. Do đó, việc ký kết này không chỉ dừng lại ở tiếp nhận mà còn xử lý và khai thác thông tin.

Có như vậy, những ý tưởng, những hiến kế tâm huyết của người dân thành phố, của những chuyên gia, nhà khoa học mới được trân trọng, mang lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển của thành phố. Thành phố phát triển, người dân sẽ được lợi trước tiên, sau đó là góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Tôi đề nghị Sở TT-TT, Báo Người Lao Động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành một cơ sở dữ liệu thật sự hiệu quả, hoàn chỉnh. Trong đó, ngoài việc lưu trữ toàn văn các hiến kế, đề xuất còn kèm những nhận xét, đánh giá. Đồng thời nghiên cứu để trích lọc những nội dung quan trọng nhất, những đề xuất cụ thể cùng với lời giới thiệu để tạo điều kiện cho các sở, ban, ngành và bộ phận liên quan biến những đề xuất, ý tưởng này thành những giải pháp hay để phát triển và đưa vào ứng dụng.

Với một bài báo ngắn, những đề xuất, hiến kế có thể chỉ dừng ở mức phác thảo ý tưởng. Nhưng khi được xem xét, phân tích kỹ sẽ thấy được tiềm năng thì cần trao đổi ngay với tác giả để thấy rõ hơn những ý tưởng này. Tôi tin là tác giả - người luôn đau đáu với "đứa con" tinh thần mà mình "sinh ra" - sẽ có bước suy nghĩ sâu hơn, phát triển hơn về những giải pháp, đề xuất mà mình đã đưa ra.

Ngược lại, các cơ quan, sở, ban, ngành khi thấy đây là những ý tưởng, đề xuất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình thì khai thác, biến thành hiện thực để đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của ngành, lĩnh vực mình phụ trách, từ đó đóng góp vào sự phát triển của thành phố.

Với cách làm như vậy, tôi tin rằng thành phố sẽ có những ghi nhận xứng đáng đối với các ý tưởng, đề xuất, hiến kế của người dân.

Để nguồn dữ liệu quý này đi vào cuộc sống hiệu quả, Sở TT-TT cần xây dựng đề án, trong đó có cơ chế khai thác, sử dụng và phát triển các ý tưởng, đề xuất, hiến kế. Sau đó có đánh giá cụ thể những ý tưởng này đã được đưa vào cuộc sống và mang lại lợi ích cụ thể như thế nào cho thành phố.

Đồng thời, từ cơ sở dữ liệu này, không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận góp ý thông qua cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" mà mở rộng ra nguồn tiếp nhận và thường xuyên cân nhắc, đánh giá để phát triển những ý tưởng ban đầu thành những đề án ứng dụng được trong thực tiễn.

Những việc làm cụ thể này trước tiên sẽ làm khăng khít hơn mối quan hệ và sự hợp tác giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền thành phố. Thứ hai, thành phố sẽ có dịp phát hiện những nhân tài tâm huyết với thành phố. Tất cả vì mục đích chung và cao nhất là sự phát triển bền vững của TP HCM thân yêu, góp phần phát triển đất nước.

PGS-TS Dương Anh Đức (Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.