Đặt hàng tân chủ tịch Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Metro Nhổn- Ga Hà Nội sẽ khai thác trước đoạn trên cao từ Nhổn đến ga S8 Cầu Giấy. Nút cổ chai Âu Cơ-Nghi Tàm được thông... Hà Nội còn rất nhiều ngổn ngang chờ tân Chủ tịch.

 

Hình ảnh đường Âu Cơ, 3,7km cải tạo 3 năm chưa xong- một trong những dự án dân sinh cấp bách chờ tân Chủ tịch. Ảnh: Nguyễn Long
Hình ảnh đường Âu Cơ, 3,7km cải tạo 3 năm chưa xong- một trong những dự án dân sinh cấp bách chờ tân Chủ tịch. Ảnh: Nguyễn Long



Phương án khai thác trước đoạn trên cao Nhổn- Ga S8 Cầu Giấy là “đặt hàng” tháng 5.2018 của Bí thư Hà Nội, khi đó là ông Hoàng Trung Hải.

Khi đó đường trên cao đã xong, tàu đã nhập về.

Đặt hàng ấy nghe rất có lý. Vì nó đỡ lãng phí một dự án mà tổng mức đầu tư đã “đội” từ 18.408 lên 34.532 tỉ đồng.

Nhưng giờ, sau 4 năm, đâu vẫn hoàn đó. Và, vừa xong, cơn ác mộng tiếp nối, khi dự án này xin lùi tiến độ đến... 2029. Có nghĩa là lùi thêm gần 2 nhiệm kỳ nữa.

Nhưng không chỉ dự án Metro Nhổn-Ga Hà Nội là cấp bách.

BRT chẳng hạn, một dự án thất bại thật sự là thảm hại. 53,6 triệu USD, tức hơn 1.000 tỉ ném xuống 17km đường, rồi công suất chưa bao giờ đạt được đến 50%, tốc độ trung bình thì chỉ 20km/giờ, nhanh hơn chạy bộ chút xíu, trong khi chiếm mất 1/3 làn ở một trục huyết mạch đông đúc nhất Thủ đô. Nó đang cần một sự quyết đoán của người đứng đầu để có thể thẳng tay dẹp bỏ.

Người dân Thủ đô mong tân Chủ tịch dành ra chỉ một ngày thị sát những công trình dự án đang làm khổ dân.

Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm được khởi công từ tháng 12.2019, nhưng 3 năm qua, nó vẫn chưa xong, thậm chí trở thành một điểm đen ùn tắc. 3,7km, tính ra, mỗi năm không làm xong nổi 1km, dù chỉ là cải tạo.

Cầu Xuân Cẩm- Bắc Phú bắc qua sông Cầu, nối Hà Nội với Bắc Giang nữa. Nó xây xong lâu rồi. Nhưng 2 năm nay không thể sử dụng vì, có ở đâu trên trái đất này- có cầu mà lại không có đường. Mà thiếu có nhiều nhặn gì đâu, chỉ 200 tỉ bạc.

Khốn khổ nhất ở Thủ đô bây giờ là tắc đường, là ngập lụt- trong mưa và cả trong rác. Trong khi các dự án giao thông chậm tiến độ thậm chí tính bằng thập kỷ. Trong khi các dự án xử lý rác thải điện phân cũng chậm tiến độ cả thập kỷ. Còn các dự án xử lý nước thải như Cụm công trình đầu mối Liên Mạc trị giá 3.600 tỉ giờ vẫn tình trạng “bãi đất hoang”.

Vấn nạn của Thủ đô còn là quy hoạch bị phá nát và đang phải trả giá cho việc bị phá nát. Những vấn đề dân sinh rất cấp bách.

Hà Nội cần một Chủ tịch trí tuệ, trong sạch- để không vơ bèo vạt tép từng bao hoá chất làm sạch sông Tô Lịch. Nhưng Thủ đô cũng cần một Chủ tịch quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm.



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dat-hang-tan-chu-tich-ha-noi-1068612.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.