Đào tạo nhân lực y tế gặp nhiều thách thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngành y đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng bài toán đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam hiện gặp nhiều thách thức.

Từ mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ tài chính cho sinh viên (SV), đến những mâu thuẫn giữa ngân sách nhà nước hạn chế, khả năng chi trả của SV; tất cả đặt ra câu hỏi cấp bách về tính khả thi và hiệu quả của các chính sách hiện nay.

Ngành y đòi hỏi chi phí đào tạo cao, trong khi SV phải học tập kéo dài, ít có cơ hội tự trang trải chi phí. Việc Bộ Y tế đề xuất miễn giảm học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí là cần thiết nhưng liệu ngân sách nhà nước có thể đáp ứng trong khi ngành giáo dục cũng kỳ vọng vào chính sách tăng thu nhập của nhà nước? Việc áp dụng chính sách linh hoạt, không phân loại ưu tiên có thể dẫn đến lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư.

Đáng chú ý, sự phát triển ồ ạt của một số trường y khiến dư luận lo ngại về chất lượng bác sĩ ra trường. Nếu SV từ những trường ngó lơ chất lượng, học phí thu cao lại cũng nhận được ưu đãi, chất lượng đào tạo bác sĩ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo ra rủi ro lớn cho hệ thống y tế.

Học phí trong bối cảnh hiện nay là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng. Khi nhà trường không thể tăng học phí vì áp lực xã hội, hoặc khi SV không đủ khả năng chi trả, chất lượng đào tạo giảm sút. Điều này tạo ra vòng luẩn quẩn, khiến đầu ra không đáp ứng được kỳ vọng của xã hội về năng lực và chuyên môn của bác sĩ.

Vì vậy, chính sách miễn giảm học phí cần nhà nước cân đối ngân sách, bảo đảm tập trung hỗ trợ đúng đối tượng như: học ở trường y nào và tập trung vào những đối tượng SV khó khăn nào... Ưu đãi học phí, nếu có, cần gắn chặt với chất lượng đào tạo. SV từ các trường y khoa đạt chuẩn kiểm định, có bệnh viện thực hành và đội ngũ giảng viên đủ năng lực và có kết quả đạt chứng chỉ hành nghề cao trên 90% mới đáng nhận được hỗ trợ tài chính.

Một giải pháp khác là triển khai vay tín dụng ưu đãi dành cho SV ngành y, với lãi suất thấp và thời gian trả nợ linh hoạt. Sau khi tốt nghiệp, SV có thể hoàn trả khoản vay dựa trên thu nhập. Đặc biệt, đối với những SV cam kết làm việc tại vùng sâu, vùng xa hoặc các khu vực ưu tiên, khoản vay này có thể được miễn giảm một phần hoặc hoàn toàn; nếu SV đạt được chứng chỉ hành nghề thì cơ sở sử dụng hoặc địa phương sẽ chi trả học phí người học đã ứng trả trước.

Cuối cùng, cần tăng cường kiểm soát và giám sát chất lượng đào tạo một cách chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cần xây dựng cơ chế kiểm định chuyên ngành Khoa học sức khỏe. Đồng thời, áp dụng chế tài rắn đối với các cơ sở đào tạo không đáp ứng chuẩn như bị giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh hoặc tạm ngừng đào tạo ngành y cho đến khi cải thiện.

Điều quan trọng là các chính sách này phải đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ và triển khai minh bạch, để bảo đảm ngành y tiếp tục phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu xã hội.


TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp

(Bộ Giáo dục và Đào tạo)

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.