Đằng sau sự tổn thương khi Quốc ca cũng bị "đánh" bản quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan chức năng đã ở đâu, đã làm gì? Khi những sự lằng nhằng về bản quyền từng gây ra cuộc tranh cãi cả tháng trước. Để rồi hôm qua, rất bức xúc Quốc ca bị tắt tiếng trong một trận đấu của đội tuyển quốc gia?!
 

Việc Quốc ca bị tắt tiếng tối qua phải trở thành một câu hỏi với ngành văn hoá ngay hôm nay. Ảnh: CMH
Việc Quốc ca bị tắt tiếng tối qua phải trở thành một câu hỏi với ngành văn hoá ngay hôm nay. Ảnh: CMH


“Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ..." - đây là dòng thông báo trên nền tảng YouTube phần hát quốc ca mở đầu trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào tối qua.

Màn chào cờ, hùng tráng và thiêng liêng như đáng lẽ, đã trở thành những hình ảnh câm. Cực kỳ vô lý, rất bức xúc nhưng không ngạc nhiên.

Những lằng nhằng của Hệ thống quét và cảnh báo vi phạm bản quyền contend ID để một doanh nghiệp có thể “đánh bản quyền” cả Quốc ca, cả Hồn tử sĩ... trên YouTube từng gây ra cuộc tranh cãi suốt cả tháng trước.

Liệu có thể chấp nhận được không việc một bài hát chính thức của quốc gia dùng trong mọi nghi lễ, bài hát “đầu tiên” cần biết, phải biết với công dân của bất kỳ quốc gia nào, bài hát thiêng liêng nhất đối với một dân tộc... bị tắt tiếng?

Nhưng trong vụ việc Quốc ca tắt tiếng tối qua, cần phải nhìn nhận công bằng - là có 2 thứ “bản quyền” là tác quyền và bản quyền.

Tác quyền - đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng. Còn quyền bản ghi cụ thể được phát sóng truyền hình trực tiếp (liên quan đến phần nhạc, hòa âm phối khí và âm thanh giọng hát có trong bản ghi) do Hồ Gươm Media sản xuất, thuộc về BH Media.

Nếu Hệ thống quét và cảnh báo vi phạm bản quyền contend ID trên nền tảng YouTube tối qua có thật sự “đánh bản quyền” thì nó cũng chẳng hề sai.

Người dân có quyền bức xúc, thậm chí cảm thấy bị tổn thương. Nhưng sự bức xúc, tổn thương tối qua phải trở thành câu hỏi với ngành văn hoá hôm nay.

Khi hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho Nhà nước và nhân dân, đại diện gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã kể lại: Khi “Tiến quân ca” được Bác Hồ chọn làm “Quốc ca”, nhạc sĩ Văn Cao đã khóc. Ngay từ đó, ông đã nói rằng “kể từ hôm nay, bài hát Tiến quân ca đã không còn là của tôi nữa mà là của nhân dân".

Ca khúc ấy đã sống trong lòng người Việt suốt hơn 70 năm qua, được mọi người Việt cùng hát với cảm giác tự hào, thiêng liêng.

Và rồi tối qua, Quốc ca tắt tiếng - giữa bàn dân thiên hạ trong một sự việc mà đông tây kim cổ chưa thấy khi nào quốc ca trước trận đấu phải bị tắt nhạc vì vi phạm bản quyền cả.

Không lẽ chúng ta không đủ nhân lực vật lực để có một bản ghi quốc dân?

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dang-sau-su-ton-thuong-khi-quoc-ca-cung-bi-danh-ban-quyen-982007.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.