Dân chủ để Đảng mạnh hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ là sai phạm được nêu trong hầu hết các quyết định kỷ luật cán bộ cấp cao của Đảng trong suốt thời gian vừa qua.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơ bản của Đảng ta. Tuy nhiên, việc phát huy dân chủ trong Đảng hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Một vấn đề rất dễ nhận thấy hiện nay là tình trạng người đứng đầu nói thì cấp dưới đều nghe theo, ít có phản hồi, ít có tranh luận. Không ít cán bộ lãnh đạo không thích nghe ý kiến khác với ý kiến của mình.

Từ Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI, Đảng ta đã nhìn nhận: Hiện tượng cán bộ lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, mệnh lệnh, trù dập, ức hiếp quần chúng còn xảy ra ở một số nơi. Tình trạng mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, tự do vô kỷ luật đã phần nào gây bức xúc trong dư luận.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ, để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ, thực hành lãnh đạo tập trung. Khi nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm, sẽ làm cho Đảng suy yếu, nội bộ Đảng mất đoàn kết, đường lối, chủ trương của Đảng lệch lạc, sai lầm, uy tín của Đảng bị giảm sút, Đảng sẽ dần mất quyền lãnh đạo đối với quần chúng.

Nói cách khác, thực hiện thật tốt nguyên tắc tập trung dân chủ chính là cơ sở để làm cho Đảng ta mạnh hơn.

Làm thế nào để phát huy, mở rộng dân chủ trong Đảng, thực hành lãnh đạo tập trung như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói?

Tôi cho rằng, quan trọng nhất là phải tạo được cơ chế cụ thể có hiệu lực bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII lần này xác định: có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.

Không ít cán bộ, trí thức đã kiến nghị về một định hướng, cơ chế thật rõ ràng để “bảo vệ” những người dám nghĩ, dám làm, để họ dám nói và dám chịu trách nhiệm.

Chúng ta còn nhớ, khi cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn làm Bí thư Thành ủy TP.HCM, trong 14 chỉ tiêu mà TP được giao, ông Linh nói thẳng có 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là sản xuất phát triển, đời sống người dân phải tăng, còn các chỉ tiêu khác làm được bao nhiêu thì làm. Ông Linh khẳng định: “Nếu T.Ư bắt các đồng chí đi tù thì Thành ủy đi nuôi các đồng chí, nhưng với điều kiện các đồng chí không được ăn cắp. Nếu các đồng chí ăn cắp mà T.Ư bắt, thì Thành ủy này đề nghị tăng nặng hơn”.

Tôi nghĩ rằng, một định hướng rõ ràng để khuyến khích cán bộ dám nói, dám nghĩ, dám làm, đồng thời dám chịu trách nhiệm là cơ chế hiệu quả nhất để phát huy dân chủ trong Đảng. Đó cũng là cơ sở để củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, là hạt nhân để thực hiện dân chủ trong xã hội và đoàn kết trong toàn dân.

 Nguyễn Túc (Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
(Dẫn nguồn Thanh Niên Online)

https://thanhnien.vn/chao-buoi-sang/dan-chu-de-dang-manh-hon-1333985.html

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.