Đảm bảo an toàn nhưng đừng hoảng loạn!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“COVID-19 đã tác động đến hầu hết mọi người nhưng không phải ai cũng bị tác động như nhau, tình trạng bất bình đẳng mới sẽ nảy sinh và đòi hỏi sự quan tâm của Chính phủ”.
 

Phát biểu của Quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank- WB), bà Stefanie Stallmeister.

WB vẫn tin tưởng rằng, Việt Nam vẫn sẽ là một ngôi sao sáng trên bầu trời kinh tế u ám của thế giới, ngay cả khi COVID-19 trở lại tại Đà Nẵng.

Cái nhìn, niềm tin và cách nhìn ấy từ thực tế quốc gia từng thực hiện cách ly toàn xã hội trong ngắn hạn, từ hậu quả hơn 30 triệu người bị ảnh hưởng.

Jacques Morisset - Kinh tế trưởng WB nhìn thấy một yếu tố đặc thù mang yếu tố điểm tựa từ sự tiết kiệm của người Việt: “Rất nhiều hộ đang dùng ngay căn nhà để kinh doanh. Họ có khả năng khôi phục nhanh chóng sau khi kết thúc cách ly...”.

Không ai mong muốn dịch bệnh trở lại. Nhưng kinh nghiệm tồn tại của người dân, DN đối với “cú sốc kinh tế lớn nhất thế giới trong 35 năm qua” có vẻ là một đảm bảo.

Vấn đề giờ đây chỉ là việc “đóng/mở” trong tính toán giữa bài toán sức khoẻ/sự an toàn để giảm đến tối thiểu những thiệt hại kinh tế. Vấn đề chỉ là ưu tiên các nguồn lực hỗ trợ.

COVID-19 tái xuất hiện ở Đà Nẵng đang cho thấy sự phục hồi của ngành du lịch mong manh đến thế nào. Nhất là khi du lịch, cùng với vận tải hành khách và chế biến, chế tạo xuất khẩu là những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh.

Hãy nhớ lại Vietnam Airlines với những con số thiệt hại hàng ngàn tỉ. Hãy để ý đến hàng vạn công nhân buộc phải ra đường khi các đơn hàng xuất khẩu bị huỷ. Và, hãy tới, ngay khu phố cổ Hà Nội thôi, để chứng kiến du lịch điêu đứng thế nào khi mà doanh thu vẫn chỉ là những số 0 tròn chĩnh, kể cả trong trạng thái bình thường mới.

COVID-19 đang tạo ra sự bất bình đẳng mới khi không phải ai cũng chịu sự tác động giống nhau... Và vì thế, việc “chia bánh”, từ những chính sách tài khoá hay những gói hỗ trợ... giờ đây, cần tập trung vào những khu vực thương tổn nhiều nhất, thay vì cào bằng.

Có một điều chắc chắn là Chính phủ sẽ không bỏ rơi những ngành kinh tế này khi nó chính là những động lực tăng trưởng, là công ăn việc làm của hàng triệu lao động, hàng triệu gia đình.

Hãy nhớ, Thủ tướng đã nhấn mạnh yêu cầu các địa phương tuỳ tình hình áp dụng chỉ thị 19 hoặc 16 nhưng tuyệt đối “không được ngăn sông cấm chợ”.

Có nghĩa là gì? Là đảm bảo an toàn nhưng đừng có hoảng loạn, cực đoan đến mức đổ đất cấm đường, rào làng cấm chợ... như đã từng.

Vì đơn giản, kinh tế cũng là một mặt trận, cũng cần phải chiến thắng.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dam-bao-an-toan-nhung-dung-hoang-loan-824159.ldo
 

Theo ĐÀO TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...