Đại học Đông Đô phải trả lại tiền cho người bị lừa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Có những người đi học văn bằng 2 tiếng Anh ở Trường Đại học Đông Đô là bỏ tiền đi mua bằng. Nhưng có nhiều người là đi học thực sự, họ là nạn nhân của một tổ chức lừa đảo.

 

 


Sau vụ đổ bể việc mua bán bằng ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Đông Đô, nhiều học viên của trường này viết đơn đề nghị nhà trường trả lại tiền mà họ đã đóng học phí.

Trên thực tế, có nhiều học viên vào học từ các khóa 2017, 2018, 2019, họ hoàn toàn không biết Trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ GDĐT cho phép đào tạo văn bằng 2 theo quy định tại Quyết định số 22 của Bộ trưởng GDĐT quy định về cấp bằng đại học thứ hai.

Một thực tế khác, nhiều học viên vào trường với mục đích mua bằng, phục vụ cho mục đích cá nhân, thăng quan tiến chức hoặc làm thạc sĩ, tiến sĩ. Cơ quan điều tra đã làm rõ, lãnh đạo của trường này đã cấp 193 văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Tiếng Anh giả (không qua đào tạo, tuyển sinh, thi cử).

Nhưng cũng có những người nộp tiền đi học tiếng Anh vì mục đích học tập, cũng có người muốn có bằng cử nhân tiếng Anh, phải đi học nghiêm túc. Các mục đích của họ đặt ra đều tan hoang sau khi hiệu trưởng nhà trường bị bắt từ năm 2019.

Lúc vụ mua bán bằng bị đổ vỡ, học viên biết được Trường Đại học Đông Đô chưa được phép đào tạp văn bằng hai, nhưng nhà trường vẫn không dừng lại, tiếp tục "dụ dỗ" học viên. Tất nhiên, ai cũng thừa biết rằng tấm bằng cử nhân tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô không còn chút giá trị sử dụng trên thị trường, thậm chí cầm tấm bằng này thêm xấu hổ, nên chẳng ai mặn mà tiếp tục theo đuổi.

Vậy thì, vấn đề đặt ra ở đây là chuyện tiền bạc.

Đối với những người bỏ tiền ra mua đứt cái bằng và không cần học hành thi cử, thì coi như thỏa thuận giữa bên bán và bên mua đã xong. Người mua cũng biết đó là đồ giả, nhưng họ mua vì mục đích của họ là lấy giả để đi đổi quyền lợi thật. Với những người này, cuộc mua bán với Trường Đại học Đông Đô coi như sòng phẳng, việc bị lộ tẩy là rủi ro của hai bên.

Đối với những người bỏ tiền ra đi học lấy văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của Đại học Đông Đô, họ chưa có bằng, sai phạm của trường bị phát hiện, vậy thì họ trở thành nạn nhân.

Hiện nay không ai "thèm" học văn bằng 2 ngôn ngữ Anh Đại học Đông Đô. Thậm chí kể cả các ngành học khác. Một sự thất tín là vạn sự thất tin.

Hiện nay dù có học thật thì cũng không ai tin bằng cử nhân của Đại học Đông Đô.

Vậy thì, những người là nạn nhân của vụ lừa đảo này phải được bảo vệ quyền lợi. Trước mắt, nhà trường phải trả lại tiền học phí mà họ đã nộp.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dai-hoc-dong-do-phai-tra-lai-tien-cho-nguoi-bi-lua-861273.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.