Đà Nẵng chính thức có trung tâm vận hành đô thị thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sáng 14.8, tại TP Đà Nẵng , UBND thành phố tổ chức khai trương, đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh thành phố Đà Nẵng (Trung tâm IOC). Trung tâm sẽ bao gồm các tiện ích cho người dân, đồng thời giúp lãnh đạo thành phố trong công tác điều hành.
Đà Nẵng đưa vào vận hành trung tâm giám sát, điều hành thông minh. Ảnh: Nguyên Thi

Đà Nẵng đưa vào vận hành trung tâm giám sát, điều hành thông minh. Ảnh: Nguyên Thi

Trung tâm IOC Đà Nẵng là một hợp phần quan trọng được xác định trong Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh của Đà Nẵng và trong Khung tham chiếu phát triển đô thị thông minh của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ở giai đoạn 1, Trung tâm IOC Đà Nẵng được triển khai theo mô hình toàn diện, gồm IOC cấp thành phố, các trung tâm điều hành quận, huyện (OC quận huyện) và các trung tâm điều hành chuyên ngành (OC chuyên ngành), đáp ứng yêu cầu phân cấp, ủy quyền trong bối cảnh xây dựng chính quyền đô thị tại Đà Nẵng.

Bộ máy tổ chức vận hành của Trung tâm IOC Đà Nẵng dựa trên cơ sở tổ chức lại, kế thừa bộ máy, nhân sự từ Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng.

Về phương thức hoạt động, Trung tâm IOC Đà Nẵng giai đoạn 1 sử dụng dữ liệu hiện có để thống kê, phân tích tập trung, đưa ra các cảnh báo sớm theo thời gian thực, phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo thành phố; Sở ngành; UBND quận huyện, xã phường và cung cấp thông tin, tiện ích, dịch vụ cho người dân.

Trung tâm IOC thu thập, sử dụng dữ liệu từ 3 nhóm chính gồm: dữ liệu từ các hệ thống, ứng dụng chính quyền điện tử; dữ liệu từ các hệ thống, ứng dụng quản lý đô thị thông minh và dữ liệu do doanh nghiệp, cộng đồng triển khai.

Với việc đưa vào vận hành Trung tâm IOC Đà Nẵng (giai đoạn 1) sẽ giúp lãnh đạo Đà Nẵng có khả năng giám sát, điều hành, ra quyết định và quản lý chất lượng dịch vụ do thành phố cung cấp một cách tổng thể, mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội.

Đối với người dân, ngoài thụ hưởng gián tiếp các nhóm dịch vụ đô thị thông minh do thành phố cung cấp; còn được trực tiếp sử dụng các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh trên ứng dụng Danang Smart City, kịp thời nhận được các thông báo khi có tình trạng kẹt xe, các khu vực đang có mưa ngập, chất lượng môi trường hoặc khi có các tình huống thiên tai, khẩn cấp khác… góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân và cộng đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, việc khai trương Trung tâm IOC hôm nay là điểm nhấn quan trọng và là bước tiến lớn trong quá trình triển khai chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh của thành phố Đà Nẵng.

Để Trung tâm IOC hoạt động hiệu quả, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị trung tâm vừa làm, vừa điều chỉnh, hoàn thành đến đâu đưa vào sử dụng ngay đến đó, từng bước tối ưu và mở rộng, đảm bảo tuân thủ theo khung kiến trúc, lấy hạ tầng, dữ liệu làm nền tảng, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để đánh giá hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.