Đà Lạt: Nóng tình trạng san gạt đất, phân lô trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc san gạt đất trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đang diễn ra rầm rộ dù chính quyền địa phương đã liên tiếp chỉ đạo các phường, xã phải tăng cường kiểm tra, xử lý.
Hơn một tháng trở lại đây, tình trạng san gạt đất, phân lô bán nền, xây dựng trái phép trên địa bàn TP. Đà Lạt diễn ra rầm rộ, khiến cơ quan quản lý đau đầu.
Mới đây nhất, tại khu vực vườn của gia đình mình, ông Lê Văn Hoàng (tổ Sở Lăng, phường 10, TP. Đà Lạt) đã tự ý làm một bờ kè dài khoảng 150m, cao 1,5m được xây bằng đá chẻ khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Đặc biệt, một con đường dài khoảng 500m, rộng 4m cũng mới được san ủi trên nền của khu đất nông nghiệp trồng cây lâu năm.
 
Con đường dài khoảng 500m, rộng 4m được đổ đá trên nền của khu đất nông nghiệp trồng cây lâu năm.
Ông Lê Văn Hoàng cũng thừa nhận gia đình ông đã tiến hành xây dựng các hạng mục từ vài tháng trước. Hơn nữa, công trình này ông Hoàng khẳng định đã được UBND phường 10 cấp phép.
Trong khi đó ông Tôn Thất Thanh Vũ - Quyền chủ tịch UBND phường 10 (TP Đà Lạt) cho biết, sẽ tiến hành xác minh các công trình san gạt, xây dựng trái phép trên địa bàn khu vực PV phản ánh.
 
 
Hệ thống mương, bờ kè được xây dựng quanh khu đất rộng hàng ngàn m2.
Tuy nhiên, theo văn bản gửi hộ gia đình ông Hoàng về việc trả lời đơn xin sử dụng xe để làm mương thoát nước của UBND Phường 10, thì có đoạn “Đối với việc xây dựng kè đá phục vụ cho công tác san gạt, cải tạo đất trồng cây, phân định ranh giới đất, chống sạt trượt đất vườn (không phục vụ xây dựng công trình phía trên) là không thuộc đối tượng yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, do vậy UBND Phường 10 thống nhất cho phép ông Lê Văn Hoàng được phép dùng xe cơ giới để dọn đất bị sạt lở làm kè chống sạt lở phân định ranh giới lô đất chiều dài 20m, cao 1,5 m...”.
Như vậy UBND phường 10 chỉ cho phép làm kè chống sạt lở và phân định ranh giới lô đất với chiều dài 20m (không phải dài 150m như hiện trạng), không có hạng mục mở đường trên đất nông nghiệp. 
Trước đó, cũng tại tổ Sở Lăng (cạnh đèo Mimosa, QL20) Công an TP. Đà Lạt cũng đã lập biên bản và tạm giữ một máy múc khi đang tiến hành san gạt một diện tích đất lớn.
 
 Khu vực bị cơ quan chức năng lập biên bản và xử phạt nhưng vẫn tiếp diễn tình trạng xây dựng trái phép.
Tại hiện trường, hơn 7.300m2 đất đã được san gạt bằng phẳng. Xe cơ giới đang tiếp tục làm phẳng đất để xây dựng hệ thống đường bê tông nội bộ dài hàng trăm mét. Ngoài ra, hệ thống thoát nước thải tại khu vực này cũng đã được đấu nối với nhau, các trụ điện bê tông cũng được rải dọc lô đất chuẩn bị xây dựng.
Sau khi lấy thông tin, Công an TP. Đà Lạt và UBND phường 10 cho biết các đối tượng đang san gạt đất làm thuê cho ông Trần Thanh Hoàng (ngụ Khe Sanh, P.10, Đà Lạt).
 
 Các trụ bê tông được xây dựng kiên cố.
Ông Tôn Thất Thanh Vũ cũng cho biết, vào ngày 12/4 đơn vị đã lập biên bản xử phạt hành chính ông Trần Thanh Hoàng 2,5 triệu đồng khi đang san ủi đất trái phép tại lô đất này. Thế nhưng từ đó đến nay việc san ủi, làm đường bê tông trái phép, hệ thống thoát nước tại đây vẫn vô tư diễn ra.
Tuy nhiên, đến nay khi PV quay trở lại địa điểm này thì tại đây vẫn tiếp tục diễn ra việc xây dựng, đào ao, khoan giếng và nhiều hạng mục khác. Được biết, chủ nhân lô đất này đang chờ cấp giấy phép được cho là để làm điểm du lịch canh nông. Về vụ việc này, cả chính quyền phường và chủ đầu tư đều xác nhận vẫn đang chờ giấy phép của UBND TP Đà Lạt, tuy nhiên các hạng mục công trình thì đã thi công từ nhiều tuần qua.
Trước tình trạng quản lý xây xây dựng, sử dụng đất đai diễn biến phức tạp trên địa bàn mà cụ thể là nhiều cá nhân, hộ gia đình tổ chức kinh doanh nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp và tự mở đường nên UBND TP. Đà Lạt đã liên tiếp ra 2 văn bản vào đầu tháng 7 để chấn chỉnh tình trạng trên.
 
 UBND TP. Đà Lạt yêu cầu các phường, xã phải tăng cường kiểm tra, báo cáo thành phố để có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng san gạt đất, phân lô bán nền.
Cụ thể, UBND TP. Đà Lạt chỉ đạo các phường, xã tăng cường việc kiểm tra địa bàn, kịp thời phát hiện hiện tượng chuyển nhượng đất nông nghiệp, tự san lấp mặt bằng, mở đường, tự phân lô chia tách thửa đất để chuyển nhượng thu lợi bất chính. Từ đó báo cáo UBND thành phố và đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý dứt điểm các vi phạm (nếu có).
Ngoài ra TP. Đà Lạt cũng đề nghị Công ty Điện lực Lâm Đồng và điện lực TP. Đà Lạt, Công ty cấp thoát nước Lâm Đồng phối hợp chặt chẽ với UBND các phường, xã để kiểm tra rà soát lại điều kiện cấp các dịch vụ điện, nước cho các hộ gia đình, cá nhân phải đúng quy định.
Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.