Đã bàn giao gần 644km mặt bằng dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tăng cường phối hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết dứt điểm các tồn tại về mặt bằng đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Một đoạn của dự án cao tốc Bắc-Nam đã được giải phóng mặt bằng. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+Một đoạn của dự án cao tốc Bắc-Nam đã được giải phóng mặt bằng. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+
Một đoạn của dự án cao tốc Bắc-Nam đã được giải phóng mặt bằng. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+
Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải cho biết đến hết tháng 9/2021, chính quyền 13 địa phương nơi 11 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đi qua đã bàn giao mặt bằng được 643,7km, đạt 98,6%, tăng gần 3km so với tháng trước đó.
Phần mặt bằng còn lại chưa bàn giao (khoảng 9km) chủ yếu do chưa hoàn thành việc xây dựng khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật.
Cụ thể, trong tổng số 111 khu tái định cư phục vụ dự án gồm 83 khu tái cư xây dựng mới và 28 khu đã có sẵn, các địa phương đã hoàn thành 74/83 khu xây mới, 8 khu đang thi công dự kiến hoàn thành trong quý 3/2021 và 1 khu dự kiến hoàn thành cuối năm 2021.
Về công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, đến nay, các địa phương đã tiến hành di dời 356/737 vị trí đường điện đạt 48,3%, di dời đường ống nước các loại đạt 22.099/40.232m đạt 54,9%, di dời đường cáp viễn thông đạt 57.535/91.828m đạt 62,7%.
Cũng theo đại iện Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, tại Thông báo 249/TB-VPCP ngày 17/9/2021 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có ý kiến chỉ đạo hoàn thành việc giải phóng mặt bằng trước ngày 30/10/2021.
"Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tăng cường phối hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết dứt điểm các tồn tại về mặt bằng đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của dự án và kế hoạch giải ngân năm 2021," đại diện Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông thông tin.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam dài 654km, đi qua 13 tỉnh gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng của dự án khoảng 12.401 tỷ đồng, diện tích thu hồi khoảng 4.835ha, số hộ tái định cư khoảng 3.690 hộ dân và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.