Cứu trợ không đợi giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, anh Dương Văn Mạnh (34 tuổi, làm viên chức ở Hà Nội) luôn mang theo lương thực, thực phẩm trên xe đi làm để hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn dọc đường đi.

Anh Mạnh trên chiếc xe đi làm có lỉnh kỉnh nhu yêu phẩm để giúp người khó khăn -Ảnh NVCC
Anh Mạnh trên chiếc xe đi làm có lỉnh kỉnh nhu yêu phẩm để giúp người khó khăn -Ảnh NVCC


Chia sẻ tình yêu của con người

Đã hơn 2 tuần nay, trên xe đi làm của anh Dương Văn Mạnh (ở Cổ Nhuế Q.Bắc Từ Liêm), lúc nào cũng mang theo lỉnh kỉnh: gạo, sữa, xúc xích, cháo ăn liền, vitamin C… như một “cửa hàng" tiện ích di động.

Đi từ nhà tới cơ quan trên đường Đại Cồ Việt (Q.Hai Bà Trưng), anh đã trao cho những hoàn cảnh khó khăn đồ ăn, thực phẩm mang theo. Anh Mạnh cũng lên mạng xã hội thông tin cung đường và giờ đi làm của mình để mọi người biết, đến nhận hỗ trợ.

Anh viết: “Kính gửi cả nhà, thứ 2 đến thứ 6, mình đi làm trên trục đường từ Cổ Nhuế đến Đại Cồ Việt. Thời gian mình đi sáng từ 6 giờ 30, chiều về từ 17 - 18 giờ, nên dọc trục đường mình đi, nếu hỗ trợ được trường hợp nào mình xin được hỗ trợ.

Mình ưu tiên các điểm dọc trục đường mình có thể đi qua (Cổ Nhuế, Ngoại Giao Đoàn, Trung Kính, Láng, Lê Duẩn, Hoàng Cầu, Hai Bà Trưng...) và các điểm mọi người chia sẻ trên group này và các trường hợp có đầy đủ thông tin liên lạc, địa chỉ”.


 

Những đồ ăn anh Mạnh mang theo trên xe đi làm để giúp đỡ những người có nhu cầu - Ảnh NVCC
Những đồ ăn anh Mạnh mang theo trên xe đi làm để giúp đỡ những người có nhu cầu - Ảnh NVCC


Anh Mạnh cũng chia sẻ chân thành: “Mình là cá nhân, món quà nhỏ, mong mọi người đừng chê cười. Khi trao tặng mình xin phép đặt đồ tại một chỗ và lùi xa lại, để đảm bảo khoảng cách theo 5K. Mong các bạn thông cảm. Mình cũng xin tặng các bao gạo lớn cho các nhóm hoạt động thường xuyên (do mình không có thời gian chia ra các túi nhỏ)”.

 

Một người khó khăn đến nhận quà anh Mạnh gửi tặng ở bên đường - Ảnh NVCC
Một người khó khăn đến nhận quà anh Mạnh gửi tặng ở bên đường - Ảnh NVCC


Đặc biệt, anh gửi gắm thông điệp của mình tới mọi người: “Túi nilon mình đựng đồ là túi nilon tự phân huỷ. Để đảm bảo môi trường, vỏ bao bì dùng xong, phiền các bạn cho vào túi, buộc lại và đặt ở những nơi công nhân môi trường dễ thu gom. Mình chia sẻ từ tình yêu của con người với con người tới nhau, đến đúng những người đang cần 1 bữa ăn nhỏ trong ngày. Đơn giản vậy thôi”.
 

“Một miếng khi đói…”

Chia sẻ với PV Thanh Niên về việc làm của mình, anh Mạnh nói: “Ban đầu tôi đọc thông tin trên mạng xã hội, thấy có nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được trợ giúp, nhất là sinh viên bị mắc kẹt ở Hà Nội. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội nên việc đi lại khó khăn, nên tôi nghĩ đến việc mang đồ ăn trên xe đi làm và tiện đi là phát, được bao nhiêu giúp bấy nhiêu”.

Anh Mạnh cũng cho biết anh công tác trong ngành giáo dục, tiếp cận nhiều với sinh viên, biết nhu cầu của các bạn, nên anh đã mua một số thứ các bạn sinh viên thường dùng như mì tôm, cháo ăn liền, lương khô… Anh cũng đặc biệt quan tâm tới trẻ em nên mua các đồ ăn của trẻ nhỏ dễ ăn như: sữa, xúc xích, bánh gạo… để hỗ trợ những người khó khăn.

 

Anh Dương Văn Mạnh ở nơi làm việc - Ảnh NVCC
Anh Dương Văn Mạnh ở nơi làm việc - Ảnh NVCC


Vậy là trên xe anh đi làm như một cái cửa hàng tiện ích với những món quà 0 đồng. Trong tuần đầu giãn cách xã hội, anh chọn các loại lương thực thiết yếu để có thể ăn dài ngày như: gạo, mì, cháo… Sau đó thấy nhu cầu của nhiều người đã tạm ổn, anh mua thêm các mặt hàng phong phú hơn như: sữa tươi, sữa đặc, thịt hộp, vitaminC… Tùy vào hoàn cảnh của người muốn nhận, anh cân đối các suất quà với mỗi suất trị giá khoảng 60.000 - 80.000 đồng.

“Tôi làm viên chức, vợ tôi cũng làm nhà nước, nên lương chỉ đủ sống. Số quà tặng nhỏ này là do tôi lấy tiền tích lũy và làm thêm của mình để mua. Vì thế, tôi không có điều kiện để có thể giúp đỡ mọi người những suất quà lớn hơn, nhưng tôi quan niệm “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, nên có bao nhiêu tôi tặng bấy nhiêu”, anh Mạnh trải lòng.

Mỗi ngày anh mang đi khoảng 20 - 50 suất quà và ai liên hệ với đầy đủ thông tin anh đều trao tặng. Trong 2 tuần mở “cửa hàng di động 0 đồng” này, anh đã trao đi hơn 100 suất quà. Những người liên hệ với anh để nhận là người già neo đơn, lao động tự do mất việc làm, sinh viên bị mắc kẹt ở Hà Nội, những bà mẹ đơn thân nuôi con nhỏ…

Tâm sự với PV Thanh Niên anh Mạnh nói: “Sau khi nhận quà nhiều người nhắn tin cho tôi, nhờ có hỗ trợ, họ đã có thêm được một bữa no, nên tôi trăn trở lắm. Tôi chỉ mong có nhiều tiền hơn để giúp đỡ mọi người”.

 

Là người nhận được quà giúp đỡ của anh Mạnh, bạn Lê Thị Thu Hằng (sinh viên năm thứ 4 Trường ĐH Phương Đông) xúc động kể em quê ở H.Hải Hậu, tỉnh Nam Định, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Mẹ em làm ruộng, bố đi làm thợ xây nhưng do dịch Covid-19 nên mấy tháng nay không có việc làm. Gia đình em lại ở vùng đỏ của dịch nên không thể gửi đồ ăn lên cho em được. Dịch bệnh khiến em cũng không thể đi làm thêm để có tiền sinh sống. Vậy là Hằng lên mạng xin trợ giúp.

“Hôm ấy trời tối rồi nhưng anh Mạnh vẫn mang gạo đến để ở bên đường, gọi em ra nhận. Em cũng không nhìn thấy mặt anh ấy. Em rất xúc động khi nhận được quà cứu trợ để vượt qua khó khăn. Anh ấy quả là tấm lòng vàng, và đã lan truyền lòng nhân ái đến những sinh viên như em”, Hằng xúc động nói.


Theo Vũ Thơ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.