Cứu hộ cứu nạn cần chuyên nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Cần lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp, trang thiết bị phù hợp" - đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 10.

Nhìn lại công tác phòng chống thiên tai thời gian qua, nhất là đợt thiên tai "dị thường, bất thường" vừa qua ở miền Trung, một lãnh đạo của Bộ NN-PTNT cho rằng các lực lượng công an, quân đội đã tham gia rất tích cực nhưng điều cần hơn là một lực lượng chuyên nghiệp, trang thiết bị phù hợp với mọi điều kiện cần thiết. Bởi theo vị lãnh đạo này, thời gian vừa qua đã xảy ra những trường hợp là không có phương tiện nào để nhanh chóng vào hiện trường ứng cứu.

Cách nhìn nhận và đề xuất của vị lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng là ý kiến của nhiều người khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng do thiên tai gây ra thời gian qua. Trong đó, đặc biệt là các vụ sạt lở đất ở miền Trung do mưa bão, lũ lụt. Cho dù công tác cứu hộ, cứu nạn đã được triển khai khẩn trương nhất cũng như huy động các lực lượng hiện có, song rất khó khăn để tiếp cận các nơi bị nạn để tìm kiếm người mất tích, cứu người.

Hiện có cơ quan chuyên trách về công tác cứu hộ cứu nạn ở trung ương là Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, cơ quan trực thuộc Chính phủ này là một lực lượng liên ngành, hiện chưa có lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn chuyên trách trực thuộc. Các lực lượng này nằm ở các bộ như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… Và ngay cả lực lượng trực thuộc các bộ này cũng có những chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt riêng, chưa đủ lực lượng, phương tiện và nhất là được đào tạo chuyên sâu về công tác cứu hộ cứu nạn để có thể làm nhiệm vụ trong mọi sự cố do thiên tai hay các sự cố nghiêm trọng khác. Khi xảy ra các sự cố, như các vụ sạt lở đất trong mưa lũ lịch sử mới đây ở miền Trung, lực lượng nòng cốt để làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn là quân đội và công an, vốn không phải là những lực lượng chuyên nghiệp trong công tác này. Thực tế, nhiều sự cố khác thời gian qua cũng cho thấy có không ít khó khăn khi thiếu vắng lực lượng chuyên nghiệp cùng trang thiết bị chuyên dụng làm công tác cứu hộ cứu nạn.

Cứu hộ cứu nạn là một công tác quan trọng trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia lập hẳn một cơ quan ngang bộ chuyên trách cùng lực lượng chuyên nghiệp trực thuộc. Ngày nay, trước diễn biến phức tạp, khó lường do biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão tố, lũ lụt, hỏa hạn do khô hạn… cùng các công trình, tòa nhà, phương tiện mà khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới những thảm họa nghiêm trọng.

Cứu người như cứu hỏa, vì thế một lực lượng chuyên nghiệp, chuyên trách cùng phương tiện chuyên dụng chắc chắn sẽ ứng phó và tiến hành nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khẩn trương, hiệu quả hơn so với việc huy động các lực lượng liên ngành. Chúng ta trên cơ sở Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nên đầu tư để đơn vị trở thành cơ quan chuyên trách với đầy đủ lực lượng và trang thiết bị trực thuộc.

Theo PHẠM DƯƠNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...