Cùng vượt qua sóng gió (*)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những lúng túng, vướng mắc trong quá trình tổ chức thu hoạch, lưu thông hàng hóa nông sản tại khu vực ĐBSCL và TP HCM thời gian qua là câu chuyện đã được lường trước.

Nhưng đại dịch chưa có tiền lệ nên trong ứng xử của chúng ta về mọi vấn đề cũng chưa có một khuôn mẫu, quy chuẩn nào. Có lẽ có những lúc chúng ta phải chấp nhận vừa đi vừa dò đường vừa sửa sai và hoàn chỉnh.


 

Nông dân miền Tây thu hoạch khoai lang - Ảnh: NGỌC TRINH
Nông dân miền Tây thu hoạch khoai lang - Ảnh: Ngọc Trinh


Trong giai đoạn các địa phương phía Nam thực hiện Chỉ thị 16, dù Thủ tướng đã lưu ý rõ việc điều hành không được cực đoan thái quá, không được lơ là, chủ quan, mất bình tĩnh nhưng đại dịch ập đến đã tạo áp lực lớn với toàn bộ hệ thống. Các địa phương đối mặt với một nhiệm vụ chính trị rất khó khăn là phải bảo vệ tính mạng con người, sức khỏe của cộng đồng.

Bài học rút ra là chỉ cần chính quyền địa phương tư duy lại một chút thì câu chuyện vướng mắc lưu thông hàng hóa trong dịch có thể đã đỡ đi phần nào. Mặc dù có Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng yếu tố liên kết vùng nhưng thực tế toàn vùng gồm 13 tỉnh, thành với 20 triệu dân chưa thật sự là một không gian có tính hệ thống như là một thực thể kinh tế.

Đây là dịp để chúng ta thử thách tư duy liên kết vùng, coi toàn vùng như một thực thể với hệ thống mạch máu liền lạc, thông suốt. Dịch bệnh không thể hết ngay, những dư âm khó khăn còn cần phải giải quyết để hướng đến sự phát triển bền vững mang tính chất một không gian kinh tế vùng ĐBSCL, vùng Đông Nam Bộ hay mở rộng tới toàn khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên.

Một vấn đề khác là chính quyền cần thay đổi tư duy từ "kiểm soát - tuân thủ" khi ứng xử với doanh nghiệp (DN), chuyển sang cách cùng khảo sát để đưa ra kế hoạch hoạt động của mỗi nhà máy. Khi ấy, sẽ thỏa cả 2 mục tiêu: vừa kiểm soát được dịch bệnh vừa tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện an toàn. Bởi thực tế, cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc y tế... của mỗi DN rất khác nhau, chưa kể tâm lý công nhân cũng là vấn đề quan trọng.

Tôi thường nói với những DN đang bức xúc về chuyện sản xuất - kinh doanh, nhân công, đứt gãy thị trường, mất hợp đồng..., đặc biệt là DN xuất khẩu, cũng cần chia sẻ với lãnh đạo các địa phương vì đứng trước số ca F0 và số người tử vong tăng lên thì mọi quyết định đều đầy khó khăn. Ngược lại, lãnh đạo địa phương cũng phải tư duy, phải nghĩ như một DN với hàng loạt vấn đề như đứt nguồn hàng, lao động bỏ về quê, tiền vay ngân hàng phải trả... Nếu đổi vai cho nhau, tháo gỡ được những khó khăn, vận hành lại nền kinh tế sớm được một ngày thì DN vượt được khó khăn sớm 1 ngày. Việc sớm phục hồi sản xuất - kinh doanh ở ĐBSCL là "thời gian vàng" mà cả hai phía đều phải chắt chiu, tiết kiệm để tạo ra động lực mới.

Trước khi sống chung với dịch bệnh, chúng ta phải chung sống cùng nhau. Tức là, địa phương, DN, thương lái, nông dân ngồi chung một bàn, đừng bên này muốn gỡ rối, bên kia lại làm rối hơn. Cũng giống như chính quyền, DN ngồi chung một chiếc xuồng để ra khơi; cần sự bản lĩnh, vững vàng; tạo thế cân bằng ngay trong cảm xúc và hành động để cùng nhau vượt qua sóng gió.

(*) Phát biểu tại tọa đàm sáng 14-9 do Báo Người Lao Động chủ trì, tổ chức (xem bài trang 8&9; tựa do Tòa soạn đặt)

 

LÊ MINH HOAN - Ủy viên Trung ương Đảng,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.