CSGT bụng to khó coi lắm!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sắp tới CSGT béo bụng không được làm nhiệm vụ ngoài đường là thông tin gây chú ý dư luận. Tuy nhiên, người dân mong muốn điều cao hơn.

 

Theo lý giải của lãnh đạo Cục CSGT thì do lực lượng này thường xuyên tiếp xúc với người dân ở ngoài đường nên cần thiết phải xây dựng một quy chuẩn riêng, không chỉ là sức khỏe, thể hình, thể trạng, bụng béo hay gầy mà còn bao gồm cả tác phong, ứng xử thể hiện sự chuyên nghiệp, khỏe mạnh, tạo sự thân thiện, gần gũi và thẩm mỹ trong mắt người dân và bạn bè quốc tế.

Ý tưởng này của Cục CSGT không phải là mới trong ngành công an nhưng vẫn được dư luận đón nhận khá hào hứng và hy vọng sớm được triển khai.

Trước đây, Công an tỉnh Đồng Nai, Hà Nội đã từng thực hiện, không cho CSGT có hình thể to béo ra đường làm nhiệm vụ. Người dân đồng tình với ý tưởng này và mong muốn áp dụng chung trong lực lượng công an nhân dân (CAND). Bởi lẽ, công việc của lực lượng CAND "vì nước quên thân, vì dân phục vụ", thường xuyên tiếp xúc với dân, nếu để người béo bụng giao tiếp sẽ rất khó coi.

Theo Thông tư 24/2013/TT-BCA ngày 11/4/2013 của Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng CAND, gồm: cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CAND, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; học sinh, sinh viên các học viện, nhà trường… có quyền và nghĩa vụ thực hiện rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn. Như vậy, việc rèn luyện sức khỏe không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ ngành công an.

Theo Thông tư 24, nội dung kiểm tra thể lực trong lực lượng CAND gồm, nam sẽ kiểm tra đủ 4 môn chạy 100m, chạy 1.500m, tại chỗ bột xà, nằm sấp chống đẩy hoặc co tay xà đơn; nữ chạy 100m, chạy 800m, tại chỗ bật xa. Kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn là một trong những tiêu chí để bình xét thi đua hàng năm. Các cá nhân và tập thể không đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong năm sẽ phải hạ một bậc thi đua. Với những trường hợp to béo thì kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực như thế nào, có đạt tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư đề ra hay không? Tại sao trong ngành lại tồn tại những trường hợp bụng béo đến mức tạo ra hình thể khó coi, không đảm bảo sức khỏe trong khi làm nhiệm vụ?

Với ngành công an, tiêu chuẩn về sức khỏe là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Vì thế, người dân hy vọng ngành công an sẽ quyết tâm thực hiện việc này để tạo sự thân thiện về hình ảnh người chiến sĩ CSGT trong mắt người dân.

Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi về mặt hình thể thì chưa thật sự tạo chuyển biến về chất. Người dân mong muốn cao hơn đó là trong mọi hành xử của lực lượng CSGT cần phải công khai, minh bạch.

Muốn vậy, ngành công an cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý người tham gia giao thông qua camera. Mọi quyết định về xử phạt người tham gia giao thông đều thông qua dữ liệu camera mà không để cán bộ chiến sĩ CSGT ra đường chặn bắt xe người vi phạm, dẫn đến đôi co, cự cãi thì lúc đó hình ảnh, sự thân thiện của CSGT với người dân sẽ được cải thiện triệt để.

Bài: Lâm Hoàng; ảnh: Nguyên Lâm
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.