Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Những cột mốc cửa khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hà Giang hiện có 4 cửa khẩu giáp với nước bạn Trung Quốc và tại các cửa khẩu này, đều đã được cắm các mốc giới rất đặc biệt.
 

Cửa khẩu quốc tế

Cuối tháng 6.1993, cặp cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc) chính thức được chính quyền địa phương 2 nước tổ chức lễ khai thông. Tháng 4.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định nâng cấp Thanh Thủy lên cửa khẩu quốc tế. “Cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo là cặp cửa khẩu đầu tiên được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế, kể từ khi 2 nước hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền vào năm 2008”, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi cho biết.

Tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo đặt mốc giới số 261 là mốc đôi cùng số, cụ thể: Cột mốc số 261 (1) là mốc loại lớn, làm bằng đá hoa cương, có gắn Quốc huy, đặt trên bờ suối Nà La phía Trung Quốc, phía tây bắc cầu đường bộ từ cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) đi Thiên Bảo (Trung Quốc), có độ cao là 124,68 m, tọa độ địa lý 22°56’12,943” vĩ độ Bắc - 104°50’57,808” kinh độ Đông. Cột mốc số 261 (2) là mốc loại lớn, làm bằng đá hoa cương, có gắn Quốc huy, đặt trên bờ suối Nà La phía Việt Nam, phía đông bắc cầu đường bộ từ cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) đi Thiên Bảo (Trung Quốc), có độ cao là 123,88 m, tọa độ địa lý 22°56’12,727” vĩ độ Bắc - 104°50’58,426” kinh độ Đông.


 

Mốc 261 (2) tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, H.Vị Xuyên
Mốc 261 (2) tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, H.Vị Xuyên



Đại tá Hoàng Đình Xuất, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang, kể: mốc 261 được đặt sáng 14.6.2002, tại cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, Hà Giang (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo, Vân Nam (Trung Quốc). Mốc được làm bằng đá hoa cương, chiều cao 1,6 m không kể phần đế và nặng 1.200 kg.

Cửa khẩu quốc gia

Cặp cửa khẩu Xín Mần (Việt Nam) - Đô Long (Trung Quốc) được Chính phủ 2 nước Việt Nam - Trung Quốc đồng ý cho mở chính thức đầu năm 2018. Tại cửa khẩu, có 2 mốc giới 197 và 198. Mốc 197 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt tại phía đông đường cái, có độ cao là 1.619,56 m, tọa độ địa lý 22°47’21,452” vĩ độ Bắc - 104°30’45,652” kinh độ Đông. Mốc 198 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 1.619,67 m, tọa độ địa lý 22°47’21,445” vĩ độ Bắc - 104°30’46,386” kinh độ Đông.


 

Mốc giới 197 tại cửa khẩu Xín Mần
Mốc giới 197 tại cửa khẩu Xín Mần


Từ mốc số 197 đến 198, chiều dài đoạn biên giới chỉ 0,021 km.

Mốc cửa khẩu phụ Săm Pun - Điền Bồng

Cặp cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc) là cửa khẩu phụ. Mốc số 456 nằm giữa khu vực cửa khẩu đang được 2 nước xây dựng hạ tầng. Bên Trung Quốc là thôn Sán Trồ (trấn Điền Bồng, H.Phú Ninh, Vân Nam) đã được đầu tư xây dựng các hạng mục phục vụ việc thông thương, xuất nhập cảnh… gần như hoàn tất. Bên phía Việt Nam là xóm Mỏ Phàng (xã Thượng Phùng, H.Mèo Vạc, Hà Giang) vẫn sơ sài, đường đi từ TT.Mèo Vạc lên đang xây dựng, cải tạo ngổn ngang.



 

Mốc 456 ở cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Mốc 456 ở cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L


Mốc 456 hiện do Đồn biên phòng Xín Cái (Hà Giang) quản lý, bảo vệ.
 

Mốc cửa khẩu phụ phó bảng

Cửa khẩu Phó Bảng (TT.Phố Bảng, H.Đồng Văn, Hà Giang) là cửa khẩu phụ, thông sang cửa khẩu Đổng Cán (thôn Mã Băng, trấn Đổng Cán, H.Ma Ly Pho, Vân Nam, Trung Quốc). Tại đây có mốc giới số 393.

 

Cán bộ Đồn biên phòng Phó Bảng (Bộ đội biên phòng Hà Giang) tuyên truyền về biên giới tại mốc 393, cửa khẩu Phó Bảng - Đổng Cán, hình chụp 2019
Cán bộ Đồn biên phòng Phó Bảng (Bộ đội biên phòng Hà Giang) tuyên truyền về biên giới tại mốc 393, cửa khẩu Phó Bảng - Đổng Cán, hình chụp 2019


Mốc 393 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, phía bắc đường cái từ Phó Bảng (Việt Nam) đi Dong Gan (Trung Quốc), có độ cao là 1.521,95 m, tọa độ địa lý 23°16’34,857” vĩ độ Bắc - 105°11’53,611” kinh độ Đông. Mốc 393 hiện do Đồn biên phòng Phó Bảng quản lý, bảo vệ.

Năm 2022, Bộ đội biên phòng Hà Giang tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... được 147 buổi/3.594 lượt người nghe; duy trì và nâng cao chất lượng của 34 cán bộ biên phòng tăng cường 34 xã, thị trấn biên giới, 167 đảng viên tham dự sinh hoạt chi bộ thôn biên giới; 364 đảng viên phụ trách giúp đỡ các hộ gia đình ở khu vực biên giới; duy trì đỡ đầu 81 cháu của Chương trình “Nâng bước em tới trường”, 27 cháu của mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”; tham gia khởi công 106 nhà (đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng 17 nhà); giúp 24 hộ dân cải tạo vườn tạp với 1.070 ngày công.

Đại tá Đào Hồng Hà, Chính ủy Bộ đội biên phòng Hà Giang
 

Theo Mai Thanh Hải-Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.