Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc đầu - mốc cuối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Là tỉnh địa đầu Tổ quốc với địa hình, thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, Hà Giang có hơn 277 km đường biên giới giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) và 442 mốc giới phân định lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.
Phóng viên Thanh Niên đã đi dọc biên giới Hà Giang, ghi nhận công tác quản lý, bảo vệ biên giới của quân và dân, đặc biệt là lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Giang.
Đó là mốc 172 giáp với Lào Cai và mốc 519/2 giáp với Cao Bằng.
Mốc đầu bên bờ sông chảy
Từ Hà Nội, chúng tôi đi xe giường nằm nguyên đêm lên tới TP.Hà Giang, sáng sớm tiếp tục theo xe của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang ngược lên miền Tây của tỉnh, là H.Xín Mần.
 
Đoạn sông Chảy từ mốc 172 Hà Giang đổ vào địa phận Lào Cai, ảnh chụp từ thôn Ma Lỳ Sán xuống
Đoạn sông Chảy từ mốc 172 Hà Giang đổ vào địa phận Lào Cai, ảnh chụp từ thôn Ma Lỳ Sán xuống.
Sau nửa ngày vật vã trên cung đường QL2 - 279 - đường tỉnh 178 và đường liên xã, chúng tôi cũng đến được Pà Vầy Sủ. Ông Lò Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Pà Vầy Sủ (H.Xín Mần), bảo: “Xã này hiểm trở nhất tỉnh, cả xã nằm trên sườn dãy núi Hoàng Vần Thùng với độ dốc từ 50 - 70°, độ cao trung bình 1.200 m so với mực nước biển, nên 98% dân số là đồng bào dân tộc Mông”. Ông Hiền khuyên: “Mốc 172 nằm tít dưới thôn Ma Lỳ Sán bên bờ sông Chảy, xuống khó mà lên lại cũng khó. Mưa, đi bộ cả ngày”.
 
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trần Đức Cường trò chuyện với bà con xã Pà Vầy Sủ.
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trần Đức Cường trò chuyện với bà con xã Pà Vầy Sủ.
Tính từ mốc giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc (còn gọi là mốc số 0, A Pa Chải) trên đỉnh núi Khoan La San (Tả Miếu, xã Sín Thầu, H.Mường Nhé, Điện Biên) về hướng đông, qua các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, thì mốc 172 là mốc giới đầu tiên, hiện do Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần quản lý. Mốc 172 nằm bên bờ đông sông Chảy, bờ tây sông là thôn Lù Dì Sán (xã Sán Chải, H.Si Ma Cai, Lào Cai), phía bên Trung Quốc là trấn Chín Sang, H.Mã Quan, tỉnh Vân Nam.
Trước khi xảy ra dịch Covid-19, tại khu vực mốc 172 có chợ cuối tuần phục vụ cư dân 2 bên biên giới và bà con 2 xã của 2 tỉnh Hà Giang - Lào Cai, với cao điểm gần 70 hộ kinh doanh. Tuy nhiên, từ cuối 2019 đến nay, khu chợ này không hoạt động, các gian hàng phục vụ trao đổi hàng hóa bị bỏ hoang, cơ sở hạ tầng đang đầu tư xây dựng, đều xuống cấp.
 
Mốc giới số 172 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi có độ cao 225,84 m, tọa độ địa lý 22°42'40,112
Nằm cạnh mốc 172 là Trạm kiểm soát biên phòng Pà Vầy Sủ (thuộc Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần) mới được thành lập, xây dựng khang trang từ cuối năm 2017. Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trần Đức Cường năm nay 43 tuổi, quê ở Thanh Ba (Phú Thọ), công tác ở địa bàn Pà Vầy Sủ từ năm 2003. Vợ Cường là Đinh Thị Dung, hiện đang công tác tại Văn phòng Đảng ủy xã Pà Vầy Sủ. Gia đình nhỏ này, mấy năm nay ở 3 nơi: Cường ở trạm, vợ và con gái út ở nhà tập thể UBND xã, con trai đầu Trần Đức Phúc phải gửi về Thanh Ba nhờ họ hàng nuôi ăn học.
Ông Tráng Seo Pò, Phó chủ tịch UBND xã Pà Vầy Sủ, khi nói chuyện về thiếu tá Cường đã không ngớt thán phục. Ông bảo: “Cả 2 vợ chồng cùng dưới xuôi lên giúp người Mông. Trên này có những bộ đội như anh Cường, chúng tôi càng yên tâm bám trụ mốc giới đường biên”.
Mốc cuối giáp Cao Bằng
Mốc cuối của Hà Giang là 519/2 ở thôn Trà Mần, xã Sơn Vĩ (H.Mèo Vạc), giáp với xã Đức Hạnh (H.Bảo Lâm, Cao Bằng). Phía bên kia biên giới là thôn Suối Lủng (hương Bách Đô, H.Nà Pô, Quảng Tây, Trung Quốc).
 
Mốc giới số 519/2 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, có độ cao 1.251,23 m, tọa độ địa lý 23°07’03,209” vĩ độ Bắc - 105°33’45,512” kinh độ Đông.
Mốc giới số 519/2 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, có độ cao 1.251,23 m, tọa độ địa lý 23°07’03,209” vĩ độ Bắc - 105°33’45,512” kinh độ Đông.
Từ trung tâm xã Sơn Vĩ chạy xe máy khoảng 10 km là ra tới thôn Trà Mần, nơi có mốc giới 519, 519/1, 519/2 giáp với Cao Bằng. Đại úy Nguyễn Văn Hoàn, Phó đồn trưởng Đồn biên phòng Sơn Vĩ, rành rẽ: “Đơn vị quản lý đoạn biên giới dài 17,457 km, từ mốc 491 - 213 m đến mốc 519/2 + 41 m, gồm 9 thôn bản giáp biên”, và cười: “Mốc này thuận lợi với đồn Sơn Vĩ nhưng lại rất khó đối với Đồn biên phòng Cốc Pàng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng”.
Thực tế, từ nhiều năm nay, 2 đồn biên phòng Sơn Vĩ (Hà Giang) và Cốc Pàng (Cao Bằng) thường xuyên tổ chức tuần tra chung, kết hợp phát quang đường thông tầm nhìn biên giới từ mốc 519 đến mốc 520. Trong các buổi tuần tra, 2 đơn vị đã trao đổi thông tin, đánh giá tình hình. Qua đó, giúp 2 đơn vị duy trì và quản lý chặt chẽ đường biên, mốc giới, trật tự an toàn xã hội giữa 2 địa phương.
(còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.