Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc ở miền sương mây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các mốc này nằm ở đoạn biên giới thuộc 2 hướng tây và đông tỉnh Hà Giang, thuộc địa bàn thời tiết khắc nghiệt, đi lại rất khó khăn.
Cặp cửa khẩu song phương
Buổi sáng giữa tháng 10.2022, từ cửa khẩu Xín Mần mờ mịt sương mù, chúng tôi dò dẫm bám theo đội hình tuần tra của Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần đi kiểm tra mốc 200. Đi bộ theo đường mòn khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, thiếu tá Phạm Hùng, Trạm trưởng kiểm soát biên phòng cửa khẩu Xín Mần, Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần, chỉ tay: “Mốc 200 kia”.
Mốc 200 nằm trên đường phân giới giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Phía Việt Nam là địa phận thôn Péo Suối Ngài, xã Xín Mần (H.Xín Mần). Phía Trung Quốc là châu Văn Sơn (H.Mã Quan, Vân Nam).

Đội tuần tra Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần tuần tra kiểm soát dọc đoạn biên giới phụ trách. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Đội tuần tra Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần tuần tra kiểm soát dọc đoạn biên giới phụ trách. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Ngày 26.3.2018, được sự nhất trí của chính phủ 2 nước, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp địa phương phía Trung Quốc tổ chức lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Xín Mần (Việt Nam) - Đô Long (Trung Quốc). Ngay sau đó, phía Trung Quốc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng về phía đông bắc cửa khẩu Đô Long, biến khu vực rừng núi của bạn gần mốc 200 thành khu chung cư phức hợp và làm đường 4 làn xe, cách mốc 200 vài trăm mét.

Hàng rào do Trung Quốc lắp dựng dọc biên giới ở phía bạn, khu vực từ mốc 200 đến 2001
Hàng rào do Trung Quốc lắp dựng dọc biên giới ở phía bạn, khu vực từ mốc 200 đến 2001
Ít dấu chân người
Từ TP.Hà Giang, chúng tôi lên Đồn biên phòng Tùng Vài ngủ lại một đêm và sáng hôm sau tiếp tục ngược hướng bắc lên Trạm kiểm soát biên phòng Cao Mã Pờ (thuộc Đồn biên phòng Tùng Vài) để cùng bộ đội đi tuần tra mốc 299/2 và 300.
Khoảng 2 tiếng đồng hồ trèo núi từ thôn Chín Chu Lìn (Cao Mã Pờ), đi theo đường mòn, đường lấy củi của dân… thì cũng leo tới khu rừng nguyên sinh nằm trên độ cao 1.800 m âm u mù mịt. Đại úy Quách Ngọc Dũng, Trạm trưởng kiểm soát biên phòng Cao Mã Pờ, thoăn thoắt trườn qua vách đá, phạt ngang các cụm cây bụi mở đường.

Mốc giới số 200 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, có độ cao 1.559,57 m, tọa độ địa lý 22° 47’ 56,835” vĩ độ Bắc - 104° 31’ 08,358” kinh độ Đông.
Mốc giới số 200 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, có độ cao 1.559,57 m, tọa độ địa lý 22° 47’ 56,835” vĩ độ Bắc - 104° 31’ 08,358” kinh độ Đông.
“Thời tiết trên này quanh năm sương mây ẩm ướt, sấm sét quật xuống liên tục nên người dân không dám lên đây lấy củi, tìm thuốc. Đường đi lối lại, tuần trước phát cành, tuần sau hoa lá đã mọc um tùm. Nếu không có kinh nghiệm, đi nhiều quen đường và thận trọng, rất dễ bị lạc”, đại úy Dũng chia sẻ.
Quả thật, ở khu vực mốc 299/2 và 300 nằm tít trong rừng, cao ngất đỉnh núi, đi cả tiếng đồng hồ không thấy bóng nhà, bóng người dân đi làm và điện thoại thì mất tịt sóng từ dưới chân núi, bị lạc đường thì quá nguy hiểm…
Gần 1 tiếng đồng hồ leo qua các vách đá, chúng tôi cũng đến mốc 300. Cột mốc uy nghiêm, lặng lẽ nằm giữa rừng táo gai màu đỏ tươi, trên đỉnh núi mờ đục sương mây và lạnh cóng.

Mốc giới số 300 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao 1.812,60 m, tọa độ địa lý 23° 06’ 36,323” vĩ độ Bắc - 104° 49’ 41,744” kinh độ Đông.
Mốc giới số 300 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao 1.812,60 m, tọa độ địa lý 23° 06’ 36,323” vĩ độ Bắc - 104° 49’ 41,744” kinh độ Đông.
Thiếu úy Nông Tuấn Anh (23 tuổi, đội trưởng vũ trang, Đồn biên phòng Tùng Vài) sau khi triển khai cho bộ đội, dân quân phát quang, kiểm tra, lau chùi, chào cột mốc… đã nhờ tôi chụp một tấm hình bên mốc 300, phía trên là màu đỏ rực của lá cờ đỏ sao vàng.
“Khó khăn vất vả mới là biên giới, là bộ đội biên phòng. Đi tuần tra, đến các mốc giới, dù là quen thuộc, lại càng yêu đất nước mình hơn”, thiếu úy Anh nói. (còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.