Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc trên chiến trường xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là các mốc giới ở H.Vị Xuyên và H.Yên Minh (Hà Giang), cắm ở khu vực vốn là địa bàn trọng điểm trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc (từ tháng 2.1979 - 12.1989), có tên gọi “mặt trận Vị Xuyên”.
Điểm cao 1509
Từ đường tỉnh 197C lên thôn Nặm Tà (xã Thanh Đức, H.Vị Xuyên), các biển báo giao thông liên tục hướng dẫn đến địa danh “mốc 1509”.
Điểm cao 1509 có vị trí rất quan trọng trong tác chiến phòng ngự. Từ năm 1979 - 1989, nơi đây diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa bộ đội ta và lính Trung Quốc, đặc biệt là trận 28.4.1984. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng mỏm đá, từng thước đất, từng mét chiến hào. Các trận đánh ở điểm cao 1509 mãi đi vào lịch sử.

Trung úy Phàn Thế Sơn, cán bộ Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, kiểm tra, lau mốc 252 trên điểm cao 1509. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Trung úy Phàn Thế Sơn, cán bộ Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, kiểm tra, lau mốc 252 trên điểm cao 1509. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Từ thôn Nặm Tà, chúng tôi đi xe máy theo đường bê tông ngược lên núi và sau đó để xe máy lại, đi bộ trên những bậc lên xuống xây dài rộng, khoảng 20 phút là tới mốc giới 252. Đứng ở mốc nhìn qua cây lá rậm rạp sang bên kia Trung Quốc, thấy hàng rào sắt sơn xanh và ngay liền đó là đường đi.
Tiếp tục sang mốc 254, dọc đường mòn có nhiều dấu tích chiến hào và 1 lô cốt cũ nằm chênh vênh trên nền đất yếu. Suốt thời gian đi, các cán bộ Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Bộ đội biên phòng Hà Giang) liên tục nhắc nhở, giám sát không cho rời khỏi đường mòn vì “có thể mìn và vật nổ còn sót lại”.

Mốc giới 254 đặt trên sống núi điểm cao 1509, tại độ cao 1.400,48 m. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Mốc giới 254 đặt trên sống núi điểm cao 1509, tại độ cao 1.400,48 m. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Ở mốc 254, ngay bên phần đất Trung Quốc là đường lên xuống mốc làm thành các bậc bê tông, hai bên đường kè đá, phía trên là công trình giống lô cốt, treo camera, loa phát thanh, thiết bị cảm ứng…
Mốc ở điểm cao 772
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc (1979 - 1989), tại điểm cao 772 (xã Thanh Thủy, H.Vị Xuyên) diễn ra nhiều trận đánh. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 356, 313 (Quân khu 2)... đã anh dũng hy sinh.
Sau khi phân giới cắm mốc, tại điểm cao 772 đã có 3 mốc giới: mốc số 258 (ở khu vực mỏm Đ3), mốc số 259 (khu vực mỏm Đ2) và mốc số 260 (gần mỏm Đ3 nằm ở phía đông nam).

Bộ đội Đồn biên phòng Bạch Đích và dân quân phát quang khu vực mốc 362 trên đỉnh núi Bạc (điểm cao 1250). Ảnh: Giàng Minh Trung
Bộ đội Đồn biên phòng Bạch Đích và dân quân phát quang khu vực mốc 362 trên đỉnh núi Bạc (điểm cao 1250). Ảnh: Giàng Minh Trung
Đại tá Hoàng Đình Xuất, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang, kể lại: Thời điểm 1999 - 2000, công binh Quân khu 2 đã rất nhiều lần rà phá, tháo gỡ vật nổ ở điểm cao 772 để an toàn cho việc phân giới cắm mốc.
“Hồi ấy chúng tôi làm nhiệm vụ phân giới khu vực 772, cứ đi đến đâu là lính Trung Quốc đi theo giám sát. Khi cắm mốc xong, họ mới rút khỏi 772”, đại tá Xuất kể.
Mốc núi bạc
Nhắc đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc ở Hà Giang là người ta nói đến mặt trận Vị Xuyên. Ít người biết ở địa bàn H.Yên Minh cũng có những điểm cao ghi dấu lửa đạn những năm 1984 - 1985. Điển hình là điểm cao 1250 (còn gọi là Núi Bạc, phía Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn).

Đội tuần tra quản lý, bảo vệ biên giới bên mốc 258, đặt tại độ cao 903,25 m. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Đội tuần tra quản lý, bảo vệ biên giới bên mốc 258, đặt tại độ cao 903,25 m. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Trên điểm cao 1250 có cắm mốc 362. Mốc giới 362 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi Bạc, có độ cao 1.250,64 m, tọa độ địa lý 23°15’16,489” vĩ độ bắc - 105°03’33,229” kinh độ đông.
Mốc giới 362 hiện do Đồn biên phòng Bạch Đích quản lý, bảo vệ.
(còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.