64 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng (3.3.1959 - 3.3.2023)

Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Kiên vững mốc 79 cao nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu quản lý bảo vệ 265,165 km đường biên giới quốc gia tiếp giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với 101 mốc giới. Trong số 101 cột mốc này, có những mốc giới rất đặc biệt.

Nằm ở độ cao 2.881,89 m, mốc giới số 79 (tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc) được xem là cao nhất Việt Nam. Hành trình đến mốc rất gian nan.

Buổi sáng một ngày cuối tháng 2.2023, chúng tôi chạy xe máy từ Đồn biên phòng Vàng Ma Chải (Bộ đội Biên phòng Lai Châu), đóng ở xã Vàng Ma Chải, H.Phong Thổ, sang bản Pờ Xa của xã Pa Vây Sử, H.Phong Thổ. Sau khi gửi xe máy, tập hợp ở nhà ông Sùng Nhè Câu, chúng tôi bắt đầu hành trình đi bộ lên mốc 79.

Thiếu tá - quân nhân chuyên nghiệp Phan Văn Thuyết gác bên mốc 79. Ảnh: Mai Thanh Hải

Thiếu tá - quân nhân chuyên nghiệp Phan Văn Thuyết gác bên mốc 79. Ảnh: Mai Thanh Hải

Trung úy - quân nhân chuyên nghiệp Sùng A Páo (nhân viên trinh sát của Đồn biên phòng Vàng Ma Chải) - người rất quen thuộc với đường đi lối lại ở khu vực biên giới Vàng Ma Chải và Dào San, thoăn thoắt dẫn chúng tôi băng qua dốc đá, luồn qua những nương rẫy, men theo bờ suối, ngược dần lên những sườn núi của dãy Hoàng Liên Sơn cao ngút ngát.

Đội tuần tra của Đồn biên phòng Vàng Ma Chải đi làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới khu vực mốc 79 lần này có gần chục người, nhưng mới chỉ một nửa đã từng đặt chân lên mốc, còn lại là đi lần đầu, để làm quen biên giới.

Leo qua gần 10 vách đá dựng đứng mới lên được mốc 79

Leo qua gần 10 vách đá dựng đứng mới lên được mốc 79

Ngoài vũ khí, trang thiết bị chuyên dụng, các thành viên trong đội còn gùi cõng đủ từ túi ngủ, vải che mưa, lương thực, thực phẩm, và đặc biệt là chăn bông, áo bông.

"Chỗ nghỉ đêm ở độ cao hơn 2.500 m so với mực nước biển, phải chọn ở cạnh bờ suối, trong thung lũng tránh gió, nhưng ban đêm, sương giá lùa xuống có khi chỉ còn vài độ C, có mang bao nhiêu chăn áo cũng không ngủ nổi, phải dậy đốt lửa sưởi", thiếu tá Hoàng Văn Trưởng (Phó đồn trưởng Đồn biên phòng Vàng Ma Chải) giải thích và động viên: "Sẽ ngủ trong lán, không phải căng lều bạt ngoài trời".

Sau gần 7 tiếng đi bộ, chúng tôi cũng đến điểm nghỉ đêm. Đội tuần tra nhanh chóng sắp xếp chỗ ăn nghỉ, nổi lửa nấu cơm tối và đêm ấy ai cũng co ro vì trời lạnh, gió thổi như muốn giật mái lá khỏi túp lều.

Mốc giới số 79 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, cắm ngày 24.10.2004, ở tọa độ 22˚45'14,145" vĩ độ Bắc - 103˚26'08,476" kinh độ Đông.

Mốc đặt trên đỉnh núi, độ cao 2.881,89 m. Ở mốc 79, phía bên Việt Nam là bản Tân Séo Phìn, xã Mồ Sì San, H.Phong Thổ (Lai Châu); bên Trung Quốc là hương Mã An Để, H.Kim Bình, tỉnh Vân Nam.

Sáng hôm sau, cả đội dò dẫm trên những tảng đá trơn nhẫy, ngược lòng suối cạn lên đỉnh Khang Su Văn cheo leo phía trước. Hết suối cạn là những vách đá dựng đứng, bộ đội phải cẩn thận bám đá, níu từng cành cây nhỏ, xúm lại đẩy - kéo nhau mãi mới vượt qua.

Đúng 11 giờ 30, chúng tôi mới chạm tay vào mốc 79 sừng sững trên đỉnh núi. Mặc dù trời nắng to nhưng gió thổi kinh khủng và nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 8 độ C, khiến anh em đứng không vững.

Đường hành quân lên mốc 79 nhiều đoạn phải vượt qua thân cây đổ ngang suối

Đường hành quân lên mốc 79 nhiều đoạn phải vượt qua thân cây đổ ngang suối

Hoàn tất công tác kiểm tra tại mốc, cả đội tuần tra tiếp tục hành quân lên đỉnh Khang Su Văn ở độ cao 3.012 m kiểm tra thực địa đường biên và làm công tác nghiệp vụ. Thiếu tá - quân nhân chuyên nghiệp Phan Văn Thuyết (Đồn biên phòng Vàng Ma Chải) cho biết: "Thời điểm này năm trước, phía Trung Quốc tập kết vật liệu, dự định xây dựng công trình trên khu vực mốc 79. Do làm tốt công tác tuần tra nên ta đã phát hiện sớm và kịp thời đấu tranh ngăn chặn hiệu quả, thường trực bảo vệ suốt ngày đêm".

20 giờ, sau quãng đường đi bộ gần 21 km trong rừng, chúng tôi về đến Đồn biên phòng Vàng Ma Chải. Cán bộ, chiến sĩ trong đồn vẫn chờ cơm tối. Thấy chúng tôi đi khập khiễng, anh em cười: "Bộ đội đồn mỗi tuần phải 2 lần lên kiểm tra mốc 79".

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.