Công chức tiến sĩ, thạc sĩ nhưng cần thực chất và có liêm sỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần 60.000 cán bộ, công chức ở các cơ quan từ cấp huyện trở lên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, theo báo cáo của Bộ Nội vụ.

 

Gần 60.000 cán bộ, công chức nhà nước là thạc sĩ, tiến sĩ.
Gần 60.000 cán bộ, công chức nhà nước là thạc sĩ, tiến sĩ.



Cụ thể, tính đến hết 2021, tổng số công chức của các cơ quan Trung ương (không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và địa phương là 233.219 người. Trong đó, có 1.470 người có trình độ tiến sĩ (chiếm 0,63%); 58.448 người có trình độ thạc sĩ (chiếm 25,06%).

Nếu so sánh với các quốc gia khác, tỉ lệ công chức có học vị cao, Việt Nam sẽ đứng "top" đầu. Nhưng nếu chỉ chạy đua theo các loại bằng cấp đó chẳng để làm gì và chẳng có ý nghĩa gì.

Trước hết là các loại bằng cấp cần thực chất, học đi đôi với hành. Thực tế cho thấy có không ít các loại tiến sĩ giấy, tiến sĩ "lò ấp".... Người dân không tin vào các loại thạc sĩ, tiến sĩ mà một số công chức đang sở hữu vì nó không thực chất, thậm chí chỉ như vật trang sức.

Người dân cũng không quan tâm ông công chức đó có bao nhiêu bằng cấp, tiến sĩ hay giáo sư, mà quan tâm đến chất lượng công việc, giải quyết các thủ tục hành chính, xử lý các yêu cầu hợp pháp chính đáng của người dân, doanh nghiệp có nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả hay không.

Bằng cấp cao mà không làm được việc, xử lý công việc chậm chạp, ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thì bằng cấp đó phỏng có ích gì.

Người dân cũng không mấy quan tâm đội ngũ công chức có bao nhiêu tiến sĩ, thạc sĩ, mà chính chất lượng của nền hành chính này sẽ chứng minh trình độ, tài và tâm của công chức.

Còn nữa, bằng cấp cao, cho dù là bằng thật, mà tham nhũng, hối lộ, làm những điều vô sỉ, thì học cao để hại dân nhiều hơn mà thôi. Cho nên, dân không chỉ cần công chức là thạc sĩ, tiến sĩ thực chất, mà dân còn cần cả những con người liêm sỉ.

Liêm là liêm chính, là làm việc công chính, là liêm khiết, không nhũng nhiễu người dân doanh nghiệp để vòi vĩnh tiền bạc, vật chất. Sỉ là cái tâm biết cả thẹn, là biết xấu hổ trước điều không liêm chính, trước việc làm không minh bạch. Liêm và sỉ là hai "đức" cần có của mọi người, đối với người làm việc công, làm quan thì cần phải luôn luôn trau dồi để đức dày hơn.

Tất nhiên, có những người cho rằng muốn có trình độ cao hơn để làm việc tốt hơn, thì đó là điều rất nên ủng hộ. Nhưng công chức đi học hãy có liêm sỉ ở chỗ là học thật, thi thật, để có trình độ thật. Còn lấy tiền nhà nước cấp, đi học thạc sĩ, tiến sĩ lò ấp thì quả thật rất vô sỉ.



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cong-chuc-tien-si-thac-si-nhung-can-thuc-chat-va-co-liem-si-1078321.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

null