Công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam, có 2 cảng loại đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo danh mục mới được công bố, trong 34 cảng biển Việt Nam có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại 1, 7 cảng biển loại 2 và 14 cảng biển loại 3.

 Bốc xếp container tại cảng Lạch Huyện. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Bốc xếp container tại cảng Lạch Huyện. (Ảnh: CTV/Vietnam+)


Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam.

Theo danh mục này, trong 34 cảng biển Việt Nam có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại 1, 7 cảng biển loại 2 và 14 cảng biển loại 3.

Cụ thể, cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu là 2 cảng biển loại đặc biệt.

11 cảng biển loại 1 gồm: Cảng biển Quảng Ninh, Cảng biển Thanh Hóa, Cảng biển Nghệ An, Cảng biển Hà Tĩnh, Cảng biển Đà Nẵng, Cảng biển Quảng Ngãi, Cảng biển Bình Định, Cảng biển Khánh Hòa, Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng biển Đồng Nai, Cảng biển Cần Thơ.

7 cảng biển loại 2 gồm: Cảng biển Quảng Bình, Cảng biển Quảng Trị, Cảng biển Thừa Thiên-Huế, Cảng biển Bình Thuận, Cảng biển Đồng Tháp, Cảng biển Hậu Giang và Cảng biển Trà Vinh.

14 cảng biển loại 3 gồm: Cảng biển Nam Định, Cảng biển Thái Bình, Cảng biển Quảng Nam, Cảng biển Phú Yên, Cảng biển Ninh Thuận, Cảng biển Bình Dương, Cảng biển Long An, Cảng biển Tiền Giang, Cảng biển Bến Tre, Cảng biển Sóc Trăng, Cảng biển An Giang, Cảng biển Vĩnh Long, Cảng biển Cà Mau và Cảng biển Kiên Giang.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28/7/2021 quy định tiêu chí phân loại cảng biển. Theo Nghị định này, tiêu chí để đánh giá, phân loại các cảng biển tại Việt Nam gồm tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển và tiêu chí về quy mô của cảng biển.

Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, qua các chỉ tiêu sau: Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế, hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Tiêu chí về quy mô của cảng biển được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển, thông qua các chỉ tiêu sau: sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển.

Nghị định quy định việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí.

Dựa vào số điểm, cảng biển được đánh giá và phân thành 4 loại. Đó là cảng biển đặc biệt có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm; cảng biển loại 1 có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm; cảng biển loại 2 có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm; cảng biển loại 3 có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm.

Theo TTXVN/Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.