Con trai nữ bác sĩ đầu tiên hiến giác mạc đăng ký hiến tạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với bác sĩ Hoàng Thanh Tùng, hiến tạng khi chết não hoặc sau khi chết là cách trao gửi lại sự sống quý giá cho những bệnh nhân hiểm nghèo, tinh thần ấy cần được lan tỏa rộng khắp.

Ngày 1-11, tại Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia, bác sĩ Hoàng Thanh Tùng tự tin cầm bút điền vào mẫu đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau chết/chết não. Anh là con trai của đại tá, bác sĩ Vũ Thị Thoa- nữ bác sĩ đầu tiên hiến giác mạc trước khi qua đời vì căn bệnh ung thư, đã mang lại ánh sáng cho 2 người khác.

 

Ths. BS Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia trao tấm thẻ đăng ký hiến tạng cho y học cho bác sĩ Hoàng Thanh Tùng.
Ths. BS Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia trao tấm thẻ đăng ký hiến tạng cho y học cho bác sĩ Hoàng Thanh Tùng.

Có lẽ câu chuyện về một nữ bác sĩ quyết định hiến đôi giác mạc trong những ngày cuối cùng nằm trên giường bệnh vẫn còn khiến nhiều người xúc động và nể phục. Ngày 30-8-2016, Bác sĩ Vũ Thị Thoa, Trưởng khoa Mắt bệnh viện 19- 8 Bộ Công an đã ra đi sau 20 năm kiên cường chiến đấu với căn bệnh ung thư vú. Dù tâm nguyện của bà muốn hiến toàn bộ nội tạng nhưng căn bệnh ung thư đã di căn nên bà chỉ có thể hiến được đôi giác mạc và được ghép cho bệnh nhân ngay trong hôm ấy.

Tinh thần nhân văn đó đã được truyền lại cho đời sau khi con trai bà cũng vừa cầm trên tay tấm thẻ đăng kí hiến tạng cho y học.

Bác sĩ Tùng tâm sự: “Tôi có ý định đăng ký hiến tạng từ lâu nhưng tới hôm nay, sau khi đã tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên khoa Mắt của bệnh viện Mắt Trung ương, tôi quyết định đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình bằng một việc làm có ý nghĩa. Đó cũng là lời tri ân với cuộc đời, với cha mẹ khi mình được sinh ra khỏe mạnh, lành lặn, được học hành và được nhận về từ cuộc đời này rất nhiều điều tốt đẹp”.

Việc hiến tạng với nhiều người hiện vẫn còn là điều chưa thể vì quan niệm “chết phải toàn thây”. “Chỉ những ai từng chứng kiến cảnh chờ đợi nguồn tạng trong lúc ranh giới giữa sự sống và cái chết đang quá mong manh mới hiểu được giá trị lớn lao của việc hiến mô, tạng. Trong khi đó, ai sau khi chết đi cũng sẽ phải chôn vùi dưới ba tấc đất hoặc thiêu thành tro bụi thì cớ sao lại để phí hoài bao nhiêu nguồn sống?”, Tùng tâm sự.

 

Theo Ths. BS Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia: Hiến giác mạc chỉ thực hiện sau khi người hiến mất. Giác mạc hiến tặng được lấy trong khoảng từ 6-8 giờ sau khi người hiến qua đời. Việc thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng (chỉ khoảng 25-30 phút). Kỹ thuật viên chỉ tách lấy lớp giác mạc mỏng phía trước lòng đen nên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khuôn mặt người hiến. Hiện nay có 2 địa chỉ chính thức được phép đăng ký và phát hành thẻ hiến tạng tại Việt Nam là:

1. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Địa chỉ: 40 Tràng Thi - Hà Nội

2. Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh Quận 5 TPHCM.

Anh cũng chia sẻ, sau khi mẹ anh mất đi, chỉ cần biết được thông tin giác mạc của mẹ vẫn còn tốt trong cơ thể người khác là đã thấy như được an ủi dù gia đình anh chưa từng gặp lại những người đã nhận giác mạc từ bác sĩ Thoa. Còn bản thân anh vẫn luôn giữ liên lạc với bác sĩ điều trị cho người nhận giác mạc của mẹ anh, bởi đó là kênh gián tiếp để biết một phần cơ thể của người mẹ quá cố vẫn còn sống.

“Tôi tin rằng khi biết quyết định của tôi mọi người sẽ ủng hộ giống như đã ủng hộ ý nguyện hiến giác mạc của mẹ tôi trước kia. Tôi cũng tin rằng, ở trên cao, mẹ tôi đang vui mừng vì tôi đã làm được một việc có ích cho đời”, bác sĩ Tùng chia sẻ.

Tạ Nguyên/Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thể hiện sự sáng tạo, kỹ năng vẽ, viết…Huyện Đoàn Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc thi thiết kế báo tường với chủ đề “Tuổi trẻ Chư Păh tự hào, vững tin theo Đảng”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

(GLO)- Hòa chung không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3), tại một số tổ chức Đoàn-Đội trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội trại truyền thống với chủ đề: “Suối nguồn”, “Khát vọng thanh niên”, "Khát vọng tuổi trẻ"..

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.