Cởi chiếc áo vest, đi cầu thang bộ và những hành động tiết kiệm điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mở điều hòa từ 26 độ C trở lên, giảm 50% thang máy, tắt đèn trang trí sau 22 giờ, hạn chế mặc áo vest khi dự họp là các giải pháp cấp bách để tiết kiệm điện tại TP.HCM.
Nhân viên EVNHCMC kiểm tra các tủ điện để bảo đảm cung cấp điện ổn định. Ảnh: Đức Long

Nhân viên EVNHCMC kiểm tra các tủ điện để bảo đảm cung cấp điện ổn định. Ảnh: Đức Long

UBND TP Hồ Chí Minh vừa ra văn bản gửi các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức, các quận, huyện yêu cầu triển khai các giải pháp cấp bách để tăng cường tiết kiệm điện và bảo đảm ổn định cung cấp điện năm 2023.

Trước tình hình nắng nóng và nguy cơ thiếu điện hiện nay, việc đưa ra các biện pháp tiết kiệm điện là cần thiết, kịp thời.

Rất nhiều người di chuyển trong tòa nhà cao tầng dù chỉ đi có một, hai tầng nhưng không chịu đi bộ mà sử dụng thang máy. Cần phải tạo thói quen cho nhiều người di chuyển từ một đến hai, ba tầng nên đi cầu thang bộ, vừa tiết kiệm điện vừa tranh thủ vận động.

UBND TPHCM yêu cầu, đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, tòa nhà văn phòng điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên; mở máy lạnh trễ 60 phút và tắt sớm 60 phút so với giờ làm việc hàng ngày; giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, khu vực công cộng; dừng hoạt động 50% số thang máy, khuyến khích đi thang bộ. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng trang phục trang trọng, áo vest... khi làm việc và tham gia họp.

Các cơ quan nhà nước, khu vực công cộng đương nhiên chấp hành quy định của chính quyền thành phố và rất dễ kiểm tra, kiểm soát. Nhưng chuyện tiết kiệm điện cần có sự đồng lòng, tham gia tích cực từ phía người dân.

Trong mỗi gia đình, mỗi người đều có ý thức tiết kiệm điện, mỗi hộ tiết kiệm một ít thì sẽ đem lại lợi ích rất lớn. Nhiều nhà có điều kiện mở máy lạnh suốt ngày đêm hoặc sử dụng điện thoải mái. Trong lúc này, cần ý thức vì cái chung, hạn chế sử dụng điện, chỉ đủ dùng, để dành điện cho sản xuất.

Không phải có tiền, xài điện, nước và trả tiền đầy đủ là xong nghĩa vụ. Bởi vì trả tiền là nghĩa vụ của người tiêu dùng nhưng chúng ta còn có nghĩa vụ công dân đối với đất nước, chưa kể là công dân toàn cầu.

Tiết kiệm điện, nước là thái độ ứng xử của người văn minh. Ngay trên đất nước mình không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng điện và nước sạch. Khi điều kiện thời tiết cực đoan, tình trạng thiếu điện, thiếu nước sạch càng gay gắt.

Còn trên thế giới, cả tỉ người sống trong tình trạng thiếu điện và nước sạch.

Hãy bắt tay hành động, cởi chiếc áo vest để thể hiện sự ủng hộ giải pháp tiết kiệm điện.

Ngay hôm nay, mỗi người cố gắng bắt đầu làm những việc thật cụ thể để hưởng ứng lời kêu gọi tiết kiệm điện của chính quyền TPHCM.

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).